Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trai trẻ

Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn

Thứ Hai, ngày 24/01/2011, 11:00
Đây cũng là tên của chuỗi hoạt động âm nhạc, hội hoạ và sách ảnh quy mô nhất về Trịnh Công Sơn nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông.

Kể từ ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ trần - ngày 01 tháng 04 năm 2001 - đến nay thấm thoát cũng đã mười năm. Với hơn 600 ca khúc để đời, bất diệt với thời gian, Trịnh Công Sơn đã ngự trị không những trong trái tim người Việt, mà còn với hàng triệu tâm hồn yêu nhạc trên thế giới. Không chỉ là một nhạc sĩ, Trịnh Công Sơn còn là một hoạ sĩ - triết gia với những bài hát, bài viết sâu sắc, đầy triết lý Phật giáo thâm sâu, những bản tình ca được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Để tưởng niệm ông - người nhạc sĩ tài ba của nền âm nhạc Việt Nam, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Tập đoàn truyền thông Thanh Niên đã tổ chức loạt chương trình âm nhạc - hội hoạ - sách ảnh mang tên Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn. Đây cũng là một sự kiện âm nhạc lớn nhất về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn kể từ ngày ông mất.
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn...



Thông qua chương trình, những người tổ chức mong muốn tiếp nối truyền thống "Trịnh Công Sơn mang âm nhạc đến cộng đồng và hỗ trợ tài năng mới". Ngoài hoạt động chính là âm nhạc, chương trình Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn còn tổng hợp, giới thiệu hàng trăm bức ảnh của nhạc sĩ chụp với bạn bè, gia đình; những bức tranh vẽ ông và do chính ông vẽ; những bức thư tình cảm động chưa từng công bố của Trịnh Công Sơn với thiếu nữ xứ Huế Ngô Vũ Dao Ánh và khoảng 6.000 tiết mục, bài báo viết về ông và do ông viết, kể cả những bài báo bằng tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn...
Thành phần ban tổ chức gồm: Bà Trịnh Vĩnh Trinh - đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ông Nguyễn Công Khế - đại diện Tập đoàn truyền thông Thanh Niên, bà Ngô Thị Bích Hiền - đại diện Công ty BHD, nhà văn Nguyễn Duy, nhà báo Nguyễn Trọng Chức, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn, đạo diễn Cao Lập, đạo diễn Phạm Hoàng Nam, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Quang cảnh buổi họp báo ngày 21.01.2011
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Trịnh Vĩnh Trinh - em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Nhà thơ Đỗ Trung Quân (trái) và ông Nguyễn Công Khế
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (trái)
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn (trái)
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Diễn viên Chi Bảo (trái)
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac

Một bức tượng khắc hoạ chân dung của Trịnh Công Sơn được trưng bày tại buổi họp báo
Các hoạt động chính của chương trình gồm:
- Live show phục vụ cho sinh viên và cộng đồng (phát hành vé miễn phí) với chủ đề "Huế - Sài Gòn - Hà Nội", diễn ra vào ngày 27.03.2011 tại Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 30.03.2011 tại Nghinh Lương Đình (Huế), 07.04.2011 tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Live show tại Nhà hát lớn Hà Nội và TPHCM với chủ đề "Bóng núi", diễn ra vào ngày 18.03.2011 tại Nhà hát lớn TPHCM, ngày 24.03.2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
- Live show tại Khu du lịch Bình Quới (TPHCM) (phát hành vé miễn phí) với chủ đề "Huế - Sài Gòn - Hà Nội", diễn ra vào ngày 04.04.2011.
- Live show tại White Palace (TPHCM) với chủ đề "Huế - Sài Gòn - Hà Nội", diễn ra vào ngày 10.04.2011, bao gồm những hoạt động như: Triển lãm những bức tranh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, giới thiệu website chính thức của nhạc sĩ do gia đình Trịnh Công Sơn thành lập, trưng bày hai CD nhạc Trịnh của ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh và Trần Mạnh Tuấn, phát hành bốn đầu sách về Trịnh Công Sơn (một quyển về những lá thư tình chưa từng công bố của ông, một quyển tổng hợp các bài viết hay nhất về Trịnh Công Sơn và do ông viết, một quyển của tác giả Bích Hạnh, một quyển của tác giả Bùi Vĩnh Phúc).
Ngoài những hoạt động chính nêu trên, chương trình còn có một buổi triển lãm tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM vào tuần thứ hai của tháng 04.2011, với hơn 30 bức tranh đủ thể loại do cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, nhiều bức trong số đó chưa bao giờ công bố; và một buổi triển lãm tranh tại Khách sạn Morin (Huế).
Một số hình ảnh tư liệu về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được công bố tại buổi họp báo:





Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac 
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Thời trai trẻ của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Nhận xét về Trịnh Công Sơn, nữ ca sĩ Khánh Ly đã nói "...Từ anh Sơn, tôi mới thành nhân và thành danh".
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Nhạc sĩ Văn Cao từng nhận xét về Trịnh Công Sơn rằng: "...Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui, và biết đau đến tận cùng những nỗi đau của quê hương đất nước".
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Mười năm nhớ Trịnh Công Sơn, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, Muoi nam nho Trinh Cong Son, nhac si tai hoa, Diem xua, Hong Nhung, Khanh Ly, Trinh Vinh Trinh, ngoi sao, ca nhac
Một bức thư tình và bưu thiếp mà Trịnh Công Sơn và "người thương xứ Huế" đã gửi gắm cho 

thiên tài TRỊNH CÔNG SƠN

NHAC  
Trịnh Công Sơn: Nhiều năm không hết lạ

Trịnh Công Sơn: Nhiều năm không hết lạ

Thứ Hai, ngày 04/04/2011, 09:36
Ca từ là một đề tài gần như không cạn khi nói tới các bài hát của Trịnh Công Sơn. Từ thành phố Đà Lạt, nơi gắn bó với một thời tuổi trẻ của nhạc sĩ họ Trịnh, một bạn đọc đã có những phát hiện mới thú vị về điều tưởng như không còn mới này.
Trên chặng đường phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, Trịnh Công Sơn như một nhà phù thủy của ngôn từ, ông khoác vào ngôn ngữ mẹ đẻ một quầng ảo vọng, siêu thực mà theo tôi có lẽ nhiều năm sau cũng khó có người Việt nào đạt đến trình độ điêu luyện ấy. Những sự vật tầm thường nhưng khi được “chiếc đũa thần” của Trịnh gõ vào thì lập tức biến thành lạ thường. “Nắng” thì ai chả thấy, nhưng chỉ có Trịnh Công Sơn mới thấy Nắng thủy tinh. “Mưa” đương nhiên ai chả biết nhưng Mưa hồng thì chỉ chàng trai họ Trịnh mới hay! Hạ là hè. Mùa hạ tức mùa hè. Điều đó có gì lạ! Lạ chăng là bởi sau chữ Hạ, Trịnh Công Sơn thêm chữ Trắng đầy diễm tuyệt trong ca khúc Hạ trắng. “Mắt xanh xao” có lẽ đối với các nhà bệnh lý học thì đấy là triệu chứng của một bệnh nào đấy, nhưng đối với Trịnh thì “mắt xanh xao” lại là điểm nhấn cho một hình ảnh liêu trai, đài các: “Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao” (Diễm xưa).
Ở đây, tôi mạo muội làm cái việc “động trời” là đụng đến Nguyễn Du - một bậc thầy về ngôn ngữ. Không có ý so sánh, tôi chỉ muốn bàn về nghệ thuật sử dụng ngôn từ giữa hai con người tài danh này mà thôi. Ở Nguyễn Du, tiếng Việt chỉ đẹp bởi sự chính xác, mang tính triết lý cao, và xem ra cái “mỹ” ở đây chỉ là cái “mỹ” của hiện thực. Còn cái “đẹp” của Trịnh Công Sơn lại là cái đẹp bảng lảng, sương khói của siêu thực, ấn tượng, bởi vì ông có khả năng tạo nên độ bóng của ngôn từ. Sự vật nào được Trịnh Công Sơn đụng đến cũng bớt thật đi, và được khoác lên một thứ ánh sáng mới, đủ sức bước ra sân khấu của ngôn từ với vẻ mặt trang trọng.
Trịnh Công Sơn: Nhiều năm không hết lạ, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, nhac si, nhac Trinh
Khác với Nguyễn Du tạo nên nàng Kiều - một giai nhân toàn bích - nhưng cái đẹp toàn bích không làm Trịnh Công Sơn rung động, giữa cái toàn bích ông chấm một nét hỏng và chính nét hỏng đó làm say lòng người: Gió sẽ mừng vì tóc em bay/Cho mây hờn ngủ quên trên vai/Vai em gầy guộc nhỏ/Như cánh vạc về chốn xa xôi (Như cánh vạc bay).
Cụ Nguyễn Tiên Điền có lúc phải thốt lên một câu: “Yêu nhau lại hóa bằng mười phụ nhau”. Trịnh Công Sơn thì sao? Chẳng sao cả! Ông bình thản trước mọi tráo trở của cuộc đời. Ông tuyên bố: “Yêu em yêu thêm tình phụ/Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”. Đây là lời chú mở lối thiên thai, là tình yêu cứu rỗi, chung cùng, vượt qua ranh giới thiện ác, vị kỷ của con người.
Cái đẹp và cái buồn của Trịnh Công Sơn, có cái gì đó khác người. Như một nhà hiền triết phương Đông, ông nhận ra cái tất yếu của cô đơn, cái hào hoa của thất bại, cái quyến rũ của triền dốc, cái ma lực của chén đắng. Do đó bóng dáng cổ tích không hề xuất hiện trong các ca khúc của Trịnh, tình yêu cũng siêu hình, nỗi đau cũng siêu hình, tức là ít nhiều và tình yêu trở thành ý niệm.
Trịnh Công Sơn: Nhiều năm không hết lạ, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, nhac si, nhac Trinh
Hình như máu lửa quê hương và sự ám ảnh về cái chết đã làm cuộc hôn phối cho một thế giới vừa hư vừa thực trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Ông nhìn thấy cái “tan” ngay khi cái “hợp” đang thành tựu, cái biến dịch ngay trong cái khởi nguyên. “Ngày nào vừa đến đã xa muôn trùng” (Rồi như đá ngây ngô), “Từ lúc đưa em về là biết xa nghìn trùng” (Như cánh vạc bay) hay “Có chút lệ nhòa trong phút hôn nhau” (Bay đi lặng thầm), “Trong Xuân thì thấy bóng trăm năm” (Gần như niềm tuyệt vọng), “Đã có nghìn trùng trên môi người tình/Đã dấu nụ tàn bên trong nụ hồng/Có chớm lạnh lùng trên môi nồng nàn/Có thoáng gập ghềnh trên con đường mòn” (Như một vết thương)... Dưới con mắt ông, thần chết không đáng sợ như ta tưởng, mà thần chết cũng có cái gì đó rất duyên (!). Ông từng tâm sự: “Cuối cùng không có gì khác hơn là sống và chết. Sống làm thế nào cho tràn đầy sự có mặt và chết cho tràn ngập cõi hư không. Phải đi đến tận cùng của hai cõi sống chết để làm tan biến những giấc mộng đời không thực”. Bởi mọi sự vật đều thường biến, biến thiên theo những chu kỳ nhất định, không có cái gì trường cửu, kể cả tình yêu. Vì vậy nghe ông, chúng ta thường bắt gặp một cái nhìn đầy ưu tư về thân phận.
Có lẽ Trịnh Công Sơn là “ma” trong chốn riêng của mình. Chưa bao giờ ngôn ngữ mẹ đẻ lại có một bộ mặt liêu trai, lạ lẫm đến như vậy: “Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa” (Diễm xưa), “Vòng tay quen hơi băng giá” (Nghe những tàn phai), “Tay rong rêu muộn màng” (Ru ta ngậm ngùi), “Ngủ đi em tay xanh ngà ngọc” (Em hãy ngủ đi), “Bàn tay xanh xao đón ưu phiền” (Nắng thủy tinh)...
Trịnh Công Sơn: Nhiều năm không hết lạ, Ca nhạc - MTV, Trinh Cong Son, nhac si, nhac Trinh
Hãy trở lại với cụ Nguyễn Du, và xem cụ Nguyễn tả cảnh. Tôi xin trích ra đây hai câu thơ trong Kiều: “Cỏ non xanh rợn chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” - một vẻ đẹp toàn bích của hội họa tả thực. Còn Trịnh Công Sơn: “Ôi áo xưa lồng lồng đã xô dạt trời chiều” (Tình nhớ), “Nghe tháng ngày chết trong thu vàng” (Nhìn những mùa Thu đi) thì lại là đỉnh cao của ấn tượng, siêu thực.
Nhóm tâm trạng của Nguyễn Du: “Từ nay góc bể chân trời/Nắng mưa thui thủi quê người một thân”. Trọng âm nằm ở chữ “một” âm trắc, chữ “thân” âm bằng theo sau tạo thành âm hưởng buồn như một cái kết tối đen của sự cô quạnh. Câu thơ đạt đến sự chuẩn mực của nền văn học cổ điển. Cũng là một thân, cũng là sự cô đơn vô tận của kiếp người trong cõi trần ai nhưng Trịnh Công Sơn lại dùng chữ “với” cực hay. “Đời như vô tận/Một mình tôi về/Một mình tôi về, với tôi” (Lặng lẽ nơi này).
Dưới đôi cánh thi ca thiên tài của mình, Trịnh Công Sơn một lần nữa đưa ngôn ngữ mẹ đẻ vỗ cánh bay lên. Ông khái quát hóa sự vật thành biểu tượng, khi chúng ta nghĩ ngợi đến cùng đích cộng với sự thăng hoa tình cảm thì lại gặp ông. Ngôn ngữ của ông có sức len lỏi vào tận cùng người nghe, đánh thức trong họ sự bừng tỉnh, cộng hưởng và run rẩy không thôi. Và ở một góc độ nào đó, Trịnh Công Sơn không chỉ dừng lại ở nhà phù thủy của ngôn từ mà còn là nhà sáng tạo ngôn ngữ

địa chỉ từ thiện


01.04.2011 Thong Nguyen: Xin thông báo cho các bệnh nhân theo diện nghèo, không có khả năng đi bệnh viện tại thành phố Sài Gòn. Hiện đang có một phòng khám từ thiện miễn phí tại địa chỉ... 254 Dương Bá Trạc, Quận 8. Tại nơi đây sẽ khám và điều trị bệnh miễn phí cho người nghèo. Ai có hoàn cảnh khó khăn, không có tiền chữa bệnh, hãy đến với phòng khám tại địa chỉ trên để khám trực tiếp , hoặc liên hệ với cô Loan: 0902.342.966 để hẹn khám. Ngoài ra còn có một chổ "Mổ Tim Từ Thiện " giúp cho các trẻ em nào có bệnh tim bẩm sinh , gia đình nghèo , không có điều kiện chửa trị..Và muốn điều trị để mổ miễn phí thì xin ghi danh với ông Hoà ở số phone 0975.295.686.