Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

MỘT PHÚT MINH TRIẾT

                                                                                http://community.vietfun.com/showthread.php?t=446179      

MỘT PHÚT MINH TRIẾT
 nguyên tác tiếng Anh có tựa đề : One Minute Wisdom.
Tác giả: Lm. Anthony de Mello, S.J.
Gs. Đỗ Tân Hưng chuyển ngữ

................

THAY LỜI TỰA

"Thưa Thầy, có thể nào có sự Minh-Triết Trong Một Phút không?"

Minh-Sư đáp: "Chắc chắn có.”

“Nhưng một phút chắc chắn quá ngắn ngủi phải không?”

“Nó quá dài đến độ thừa ra năm mươi chín giây đấy!”

Thấy đệ tử ngỡ ngàng, Minh sư bèn nói tiếp: "Phải mất bao lâu để nhìn thấy mặt trăng?”

“Vậy tại sao ta cần phải mất bao nhiêu năm tháng dài để bồi bổ tâm linh?”

“Có thể phải mất cả cuộc đời mới mở được mắt mình ra. Nhưng để nhìn thấy thì chỉ cần một chớp nhoáng.”

Minh Sư trong những mẩu chuyện sau đây không phải là một nhân vật duy nhất. Ngài chính là một Gu-ru Ấn-Độ, một Thiền Sư, một Đạo Nhân, một Ra-Bi Do-Thái, một Đan Sĩ Kitô giáo, một Xu-Phi Hồi giáo. Ngài vừa là Lão-Tử lẫn triết gia Socrate, là Đức Phật Thích-Ca lẫn Chúa Giêsu, là Zarathustra lẫn đức Mahomet. Người ta tìm thấy giáo thuyếtù của ngài ở thế kỷ thứ bảy trước công nguyên và ở trong thế kỷ hai mươi nữa. Sự minh triết của ngài thuộc về cả Đông lẫn Tây. Tiểu sử của ngài thực sự có quan trọng lắm không? Nói cho cùng, lịch sử chỉ ghi chép những hiện tượng, chứ không phải cái Thực Chất, những giáo thuyết chứ không phải sự Thinh Lặng.

Chỉ cần một phút để đọc mỗi một giai thoại sau đây. Có thể quí vị sẽ thấy ngôn từ của Minh Sư chói tai, gây phẫn nộ, hoặc hoàn toàn vô nghĩa. Quả thật không phải là một quyển sách dễ đọc! Sách này được viết ra, không phải để giáo huấn nhưng để Thức Giác. Tiềm ẩn trong những trang sách đó (không phải trong những giòng chữ in, không phải ngay cả trong những câu chuyện, nhưng là trong tinh thần, trong tâm thức, trong bầu không khí) là một sự Minh Triết không thể truyền đạt qua ngôn ngữ con người.

Khi quí vị đọc những trang sách in và cố gắng lãnh hội ý nghĩa ngôn từ khó hiểu của Minh Sư thì có thể quí vị, mặc dù không chú tâm, sẽ được may mắn sa vào sự Giáo Huấn Thầm Lặng bàng bạc trong suốt quyển sách và quí vị sẽ được Thức Giác - và biến đổi. Minh Triết có nghĩa như sau: quí vị được thay đổi mà không cần phải dùng một nỗ lực mảy may nào; được biến đổi - quí vị tin hay không thì tùy ý- chỉ bằng cách thức giấc để đối diện với thực chất, cái thực chất không nằm trong ngôn từ mà hiện hữu bên kia biên giới của ngôn ngữ.

Nếu quí vị may mắn đã được Thức Giác, quí vị sẽ hiểu vì sao ngôn ngữ tinh tế nhất là ngôn ngữ không được diễn đạt bằng lời nói, hành động tinh tế nhất là hành động không thể hiện bằng việc làm và sự biến đổi tinh tế nhất là sự biến đổi không do ý lực.

CẨN TRỌNG:

Quí vị hãy dùng liều lượng nhỏ - mỗi lần đọc một hay hai mẩu chuyện.

Nếu dùng quá liều, sự hiệu nghiệm sẽ giảm đi.

 
PHẦN MỘT

PHÉP LẠ
Một người đã băng ngàn lội suối để kiểm chứng cho rõ thực hư về danh tiếng đồn đãi của Minh Sư.
Ông ta hỏi một đệ tử: "Minh Sư của anh đã làm được những phép lạ nào?"
"Này ông bạn, có những phép lạ khác nhau. Trong xứ bạn, người ta bảo phép lạ là khi Thượng Đế làm theo ý muốn của một người. Còn trong xứ chúng tôi, người ta bảo phép lạ là khi một người thực thi Thánh Ý Thượng Đế!"
TRƯỞNG THÀNH
Một đệ tử suốt ngày cầu nguyện, Minh Sư bảo: "Chừng nào con mới thôi nương tựa vào Thượng Đế và đứng vững trên đôi chân của con?”
Đệ tử sửng sốt: "Nhưng chính thầy là người đã dạy chúng con nhìn lên Thượng Đế như một người Cha mà!”
“Chừng nào con mới hiểu được rằng người cha không phải là một kẻ để con có thể nương tựa mà là một kẻ giúp con vứt bỏ cái khuynh hướng tựa nương.”
NHẠY CẢM
"Thưa thầy, làm sao con chứng nghiệm được rằng con với vạn vật là một?"
Minh-Sư đáp: "Bằng cách lắng nghe.”
“Và con phải lắng nghe như thế nào?”
“Con hãy lắng tai để nghe ngóng mỗi lời thì thầm của vũ trụ. Khi con nghe thấy chính tiếng nói của con thì con hãy thôi nghe."
PHI LÝ
Minh Sư cố cọ xát một viên gạch trên sàn căn phòng mà đệ tử đang tọa thiền.
Ban đầu, đệ tử xem ra thích thú, lấy đó làm một trắc nghiệm đối với năng lực tập trung của mình. Nhưng khi không thể chịu đựng tiếng động được nữa, đệ tử la lên: "Trời đất ơi! Thầy làm gì vậy? Thầy không thấy con đang thiền định hay sao?"
Minh Sư đáp: "Thầy cọ giũa viên gạch này để làm thành một tấm kiếng soi mặt.”
“Thầy điên rồi! Làm sao thầy có thể làm một tấm kiếng từ một viên gạch?”
“Thầy không điên hơn con đâu! Làm sao con có thể biến cái tôi của con thành một con người thiền định?”
MINH BẠCH
Minh Sư bảo: "Đừng tìm kiếm Thượng Đế. Các con chỉ cần nhìn thôi - và mọi chuyện sẽ được tỏ bày."
"Nhưng phải nhìn như thế nào?”
“Mỗi khi nhìn vật gì, các con chỉ thấy vật đang ở đó thôi và không thấy vật gì khác nữa."
Các đệ tử hoang mang nên Minh Sư giảng giải cách đơn giản hơn: "Chẳng hạn, khi các con nhìn mặt trăng thì các con chỉ nên thấy mặt trăng thôi mà không thấy gì khác nữa."
“Khi người ta nhìn mặt trăng, thì người ta có thể thấy gì khác ngoại trừ mặt trăng?”
“Người đói bụng có thể (nhìn mặt trăng mà) thấy một mẩu phó mát hình tròn. Người si tình có thể thấy khuôn mặt người yêu."
TÔN GIÁO
Nhân một chuyến công du, vị Tổng Trấn sở tại dừng chân đảnh lễ Minh Sư.
Ông nói: "Thưa ngài, Việc Nước bề bộn không cho phép tôi có nhiều thì giờ luận bàn viển vông. Có thể nào ngài tóm gọn cốt lõi của tôn giáo trong một hai câu, cho một người quá bận rộn như tôi không?"
"Vì lợi ích của Thượng Quan, tôi xin tóm tắt điều cốt yếu đó trong một từ (kép)”
“Tuyệt vời! Và từ siêu việt đó là gì?”
“Thinh-Lặng.”
“Và đường nào dẫn tới Thinh-Lặng?”
“Chiêm-niệm.”
“Và xin cho phép tôi được hỏi chiêm-niệm là gì?”
“Thinh-Lặng."
LINH ĐẠO
Mặc dù đó là Ngày Tịnh Khẩu của Minh-Sư, một khách hành hương đã van lơn ngài ban bố một lời minh triết để có thể hướng dẫn suốt hành trình cuộc sống.
Minh Sư ân cần gật đầu, lấy một tờ giấy và viết gọn lỏn hai chữ: “Thức Tỉnh”.
Lữ khách lúng túng: "Quá vắn tắt. Có thể nào xin thầy vui lòng khai triển thêm chút xíu?”
Minh Sư lại cầm miếng giấy lên và viết: “thức tỉnh, thức tỉnh, thức tỉnh.”
Người khách lạ không hiểu ất giáp gì cả nên nói: "Nhưng những chữ đó nghĩa là gì?"
Minh Sư với lấy tờ giấy và viết: “thức tỉnh, thức tỉnh, thức tỉnh nghĩa là THỨC TỈNH”
TỈNH THỨC
“Có điều gì con có thể làm để được Thức Giác?”
"Không có điều gì, cũng như con không thể làm cho mặt trời mọc ban sáng được."
“Vậy thì những bài tập tu đức mà thầy truyền dạy, dùng để làm gì?”
“Để chắc chắn con không còn ngủ mê khi mặt trời bắt đầu mọc lên."
HIỆN DIỆN
“Ở đâu con sẽ tìm được sự Thức Giác?”
“Ở nơi đây.”
“Chừng nào điều đó xảy ra?”
“Đang xảy ra ngay bây giờ đây.”
“Vậy tại sao con không cảm nghiệm được?”
“Bởi vì con không nhìn.”
“Con phải nhìn để tìm gì?”
“Không để tìm cái gì hết. Chỉ nhìn thôi.”
“Nhìn gì?”
“Nhìn cái mà mắt con dán xuống.”
“Con có phải nhìn một cách đặc biệt không?”
“Không. Con chỉ nhìn một cách bình thường mà thôi”
“Nhưng phải chăng con không luôn luôn nhìn một cách bình thường?”
“Không.”
“Tại sao không.”
“Vì muốn nhìn, con phải hiện diện ở đó. Thường khi con vẫn ở đâu đâu.”
CHIỀU SÂU
Minh-Sư nói với doanh nhân: "Cũng như con cá phải chết ở trên đất khô, bạn cũng phải chết như vậy khi bạn vướng mắc thế sự. Con cá phải trở về với nước - bạn cũng phải trở về với sự cô tịch."
Doanh nhân cảm thấy bàng hoàng: "Tôi phải bỏ việc kinh doanh của tôi để vào sống trong tu viện sao?”
“Không, không phải. Bạn cứ duy trì doanh nghiệp của bạn và hãy đi vào trong nội tâm của bạn."
NỘI TÂM
Đệ tử thỉnh cầu một lời minh triết.
Minh Sư đáp: "Con hãy ngồi trong tịnh xá của con và tịnh xá của con sẽ dạy con sự minh triết.”
“Nhưng con không có tịnh xá. Con không phải là một đan sĩ.”
“Dĩ nhiên con có một tịnh xá. Hãy nhìn vào bên trong.”
ĐOÀN SỦNG
Một đệ tử là người Do Thái hỏi: "Con phải làm việc lành nào để được Thượng Đế chấp nhận?"
Minh Sư trả lời: "Làm sao thầy biết được. Thánh Kinh nói rằng tổ phụ Abraham thực thi lòng hiếu khách và Thiên Chúa ở với ông. Tiên tri Elia say mê việc cầu nguyện và Thiên Chúa ở với ông. Vua David chăm lo việc trị nước và Thiên Chúa cũng ở với ông nữa.”
“Có cách gì con có thể tìm ra việc mà Thượng Đế đã phân định cho riêng con không.”
“Có chứ. Hãy tìm kiếm trong nội tâm con khuynh hướng sâu thẳm nhất, rồi nương theo đó mà hành động."
HÒA ĐIỆU
Trái với lẽ thường, Minh Sư ít tôn trọng luật lệ và truyền thống.
Một đệ tử và con gái ông cãi vã nhau vì ông đòi hỏi cô phải tuân theo luật lệ của đạo giáo khi chọn lựa người chồng tương lai.
Minh Sư công khai theo lập trường của người con gái .
Khi người đệ tử ấy ngạc nhiên vì sao một người thánh thiện như Minh Sư mà hành động như thế, ngài nói: "Con phải hiểu rằng cuộc sống cũng giống như âm nhạc, nghĩa là được hình thành bằng bản năng và cảm nhận hơn là bằng những luật lệ."
THÔNG CẢM
“Làm thế nào để con được ơn đừng bao giờ đoán xét người lân cận?"
"Bằng cầu nguyện.”
“Vậy tại sao con chưa được ơn đó?”
“Tại vì con không cầu nguyện đúng chỗ.”
“Chỗ đó ở đâu?”
“Ở trong cung lòng Thượng Đế.”
“Và con vào đó như thế nào?”
“Con phải hiểu rằng ai phạm tội cũng đều không biết việc mình làm, nên họ đáng được thứ tha."
ẢO TƯỞNG
“Làm thế nào để đạt tới sự Sống Vĩnh Cửu?"
“Sự Sống Vĩnh Cửu chính là bây giờ đây. Con hãy trở về với hiện tại.”
“Nhưng con đang sống trong hiện tại bây giờ đây, không phải sao?”
“Không phải đâu.”
“Sao lại không?”
“Tại vì con không buông bỏ quá khứ.”
“Tại sao con phải buông bỏ quá khứ? Không phải tất cả những gì thuộc về quá khứ đều xấu cả.”
“Ta buông bỏ quá khứ, không phải vì quá khứ xấu xa, nhưng vì quá khứ đã chết rồi."
 LỜI TIÊN TRI
“Con muốn trở thành một người dạy Chân Lý."
“Con có sẵn sàng để bị chế giễu, ghét bỏ và đói khổ cho đến năm bốn mươi lăm tuổi không?”
“Thưa được. Nhưng xin thầy nói cho con biết: điều gì sẽ xảy ra khi con quá bốn mươi lăm tuổi?”
“Con sẽ quen sống như thế."
CẢI TIẾN
Một người trai trẻ hoang phí hết gia tài vừa được thừa hưởng. Như thường xảy ra trong cảnh ngộ như thế, lúc anh bị cháy túi thì bạn bè bỏ rơi anh.
Cùng đường, anh tìm tới Minh Sư và nói: "Con mất hết tiền tài, bạn hữu. Điều gì sẽ xảy đến cho con nữa đây?"
"Con đừng lo. Hãy ghi nhớ lời thầy nói đây: mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp trở lại."
Chàng thanh niên lóe lên một tia hy vọng trong ánh mắt: "Con sẽ giàu có trở lại ư?”
“Không phải. Con sẽ quen sống cô đơn và không một đồng xu dính túi."
THỰC DỤNG
Nữ đệ tử chuẩn bị tiệc cưới, tuyên bố là do lòng yêu thương kẻ nghèo, chị đã thuyết phục gia đình đi ngược lại tục lệ bằng cách sắp xếp những khách nghèo hèn ngồi ở bàn đầu, còn những khách quyền quí ngồi ở cửa ra vào.
Chị nhìn vào mắt Minh Sư, chờ đợi ngài tán thành.
Minh Sư suy nghĩ một lát rồi nói: "Con ơi, đó là điều rất đáng tiếc. Đám cưới ấy không làm ai hài lòng hết. Gia đình con sẽ khó xử. Khách quyền quí sẽ bị xúc phạm và khách nghèo hèn sẽ đói meo, vì khi phải ngồi bàn đầu thì họ e dè nên không ăn uống no nê được."
NGU MUỘI
Đệ tử trẻ tuổi là một thần đồng đến nỗi học giả khắp nơi tìm đến tham vấn và rất ngạc nhiên trước sự hiểu biết của anh ta.
Khi vị Tổng Đốc sở tại muốn tìm một người cố vấn, ông đã đến gặp Minh Sư và hỏi: "Xin ngài nói cho tôi biết có đúng là cậu thanh niên đó đã biết nhiều điều như người ta đồn đãi?"
Minh Sư gượng gạo trả lời: "Thật tình mà nói, người thanh-niên đó đã đọc nhiều đến nỗi tôi không hiểu làm sao cậu ta có thể tìm ra thì giờ để biết được một điều gì."

HUYỀN THOẠI
Minh Sư truyền đạt giáo huấn của ngài qua những mẩu chuyện hay dụ ngôn mà đệ tử lãnh hội một cách thích thú hay đôi khi bực dọc vì họ mong ước được nghe những diễn từ sâu sắc hơn.
Minh Sư vẫn thản nhiên. Đối với những phản kháng của đệ tử, ngài chỉ trả lời như sau: “Các con thân mến, các con chưa bao giờ hiểu rằng khoảng cách ngắn nhất giữa con người và Chân Lý là một mẩu chuyện.”
Lần khác ngài nói: “Các con đừng xem thường những mẩu chuyện. Chính nhờ cây nến một xu mà người ta tìm được đồng tiền bằng vàng; xuyên qua những câu chuyện tầm thường, người ta khám phá được những chân lý sâu sắc độc đáo.”
HẠNH PHÚC
“Con rất cần đến sự giúp đỡ của thầy - nếu không, con sẽ quẫn trí luôn. Chúng con ở trong một căn phòng độc nhất, gồm có vợ chồng, con cái, và dâu rể! Do đó chúng con luôn bị căng thẳng thần kinh, la hét cãi cọ nhau om sòm. Căn nhà thật là chốn địa ngục."
Minh Sư đáp một cách trịnh trọng: "Con có hứa là làm bất cứ những gì thầy dạy bảo không?”
“Con xin thề là sẽ làm bất cứ điều gì.”
“Được rồi. Con có bao nhiêu gia súc?”
“Một con bò cái, một con dê và sáu con gà.”
“Con hãy đem hết các con vật đó vào trong căn phòng của con. Rồi con hãy trở lại sau một tuần lễ."
Đệ tử kinh hoàng. Nhưng đã trót hứa vâng lời. Do đó, anh ta đã mang các gia súc vào nhà. Một tuần lễ sau anh ta trở lại, gương mặt rầu rĩ thảm não và nói: "Con bị thần kinh căng thẳng đến tột độ. Nào là nhơ uế! Hôi hám! Ồn ào! Tất cả chúng con sắp sửa hóa điên mất!"
Minh Sư truyền dạy: "Con hãy trở về và đem hết súc vật ra ngoài."
Anh ta chạy một mạch về nhà. Và hôm sau, anh ta trở lại, ánh mắt rực sáng niềm vui: "Đời êm đẹp làm sao! Các gia súc đã đi khỏi. Căn phòng là một thiên đường: Yên tĩnh làm sao! Sạch sẽ làm sao! Và khoảng khoát làm sao!"

THIỀN ĐỊNH
Một đệ tử nằm ngủ và mơ thấy mình vào Thiên Đường. Rất đỗi ngạc nhiên, anh ta thấy Minh Sư và các đệ tử khác cũng đang ngồi ở đó, đắm mình trong thiền định.

Anh la lên: "Đó là phần thưởng trên nước Thiên Đường hay sao? Lạ nhỉ! Đúng là điều mà người ta đã làm ở trên mặt đất!"
Anh nghe một tiếng la lớn: "Đồ ngu! Con tưởng những người thiền định đó đang ở trên Thiên Đường sao? Hoàn toàn ngược lại - Thiền Đường ở trong tâm của họ."



THỰC TẾ
Một người mê cờ bạc, ngày kia nói với Minh Sư: "Hôm qua người ta bắt gặp con chơi cờ gian bạc lận nên những người chung sòng đã cho con một trận nên thân và họ đã liệng con qua cửa sổ. Thầy thấy con phải làm gì đây?"
Minh Sư nhìn thẳng vào mắt anh ta rồi nói: "Nếu tôi ở vào trường hợp của anh, từ rày về sau, tôi sẽ chơi bài ở tầng trệt."
Các đệ tử giật mình nên hỏi: "Sao thầy không khuyên bảo anh ta đừng chơi bài nữa?"
Minh Sư trả lời một cách ngắn gọn và đầy ý nghĩa như sau: "Bởi vì thầy biết có khuyên như thế cũng chỉ bằng thừa mà thôi."

TIN ĐỒN
Đệ tử nóng lòng muốn thuật lại Minh Sư tiếng đồn nghe ngóng ngoài chợ.
Minh Sư nói: "Hãy thư thả. Con định thuật lại những gì? Chuyện có thực không?”
“Con không tin như thế.”
“Chuyện hữu ích không?”
“Dạ không.”
“Chuyện vui không?”
“Dạ không.”
“Vậy tại sao chúng ta phải nghe những chuyện đó."

THOẢI MÁI TÂM LINH
Minh Sư thường nói rằng không một từ ngữ nào là thô tục nếu chúng được sử dụng trong một ngữ cảnh thích hợp.
Khi người ta nói cho ngài hay là một đệ tử có thói quen hay thề thốt, ngài đã đưa ra nhận xét như sau: "Mọi người thừa biết rằng những lời thề thốt sẽ mang lại sự thoải mái tinh thần khi nào kinh nguyện không đem đến được."

TẦM PHÀO
Một đệ tử thú nhận có tật xấu thích ngồi lê đôi mách.
Bằng một giọng ranh mãnh, Minh Sư đáp: "Lặp đi lặp lại những chuyện tầm phào thì không đến nỗi tệ nếu con không thêm thắt vào đấy.”
NÁO ĐỘNG
Các đệ tử không ngừng xin Minh-Sư ban bố những lời minh triết; ngài phán bảo họ: "Minh triết không được biểu thị bằng lời nói. Minh triết được biểu lộ bằng việc làm."
Nhưng khi thấy đệ tử lăn xả vào hành động, Minh Sư cười thoải mái và nói: "Đó không phải là hành động mà là náo động."
TÙ NGỤC
Minh-Sư nói với đệ tử: "Con quá tự hào về trí thông minh của con. Con chẳng khác nào một tù nhân hãnh diện về chiều rộng của xà lim nhốt mình.”

PHẦN HAI

CĂN TÍNH
“Người ta tìm kiếm sự hợp nhất với Thượng Đế như thế nào?”
"Con càng khổ công tìm kiếm bao nhiêu thì con càng tạo ra khoảng cách giữa Chúa và con bấy nhiêu.”
“Vậy người ta nên làm gì đối với khoảng cách đó?”
“Con phải hiểu rằng khoảng cách đó không có.”
“Điều đó có nghĩa là Chúa và con chỉ là một ư?”
“Không phải một, cũng không phải hai.”
“Làm sao có thể như thế được?”
“Mặt trời và ánh sáng mặt trời, đại-dương và những đợt sóng của đại-dương, ca-sĩ và bài ca - không phải một. Cũng không phải hai."
PHÂN BIỆT

Người bị tình phụ nói: "Con bị phỏng tay một lần. Con sẽ không bao giờ si tình nữa."

Minh Sư đáp: "Con chẳng khác nào con mèo bị phỏng vì ngồi ở trên lò lửa, rồi từ chối sẽ không bao giờ ngồi xuống nữa."



MÁY MÓC

Ngày kia, Minh Sư hỏi đệ tử: "Điều nào quan-trọng hơn: minh triết hay hành động?"

Các đệ tử đều nhất trí trả lời: "Hành động dĩ nhiên rồi. Có ích lợi gì nếu sự minh triết không được thể hiện bằng hành động?"

Minh Sư đáp: "Và hành động có ích lợi gì nếu phát xuất từ một quả tim không thức giác?"

TÔN KÍNH
Đối với một đệ tử tỏ ra tôn kính một cách thái quá, Minh Sư bảo: "Ánh sáng phản chiếu trên tường. Tại sao phải tôn kính bức tường? Con nên chú tâm vào ánh sáng thì hơn."
TRÁNH NÉ
Một du khách xem xét chân dung các vị Minh Sư quá cố ở trong đền thờ và nói: "Còn có những Minh Sư nào ở trên đời này nữa không?"
Hướng dẫn viên trả lời: "Còn có một vị."
Du khách van nài được diện kiến vị Minh Sư đó và bắt đầu đặt câu hỏi: “Ngày nay người ta có thể tìm gặp những vị đại Minh-Sư ở đâu?"
Minh Sư la lên: "Này lữ khách!"
Du khách kính cẩn trả lời: "Thưa ngài!"
"ÔNG đang ở đâu vậy?"
SỐ PHẬN
Một bà than vãn về số phận của mình, Minh Sư bảo: "Chính bà làm nên số phận của bà."
"Nhưng chắc chắn không phải tôi chịu trách nhiệm việc tôi sinh ra làm đàn bà?"
"Sinh ra làm đàn bà không phải là số phận. Đó là định mệnh. Số phận là cách thức mà bà chấp nhận nữ tính của mình và là điều mà bà làm nên với cái nữ tính ấy."
TÁI SINH
Minh Sư bảo: "Hãy đoạn tuyệt với quá khứ và con sẽ giác ngộ."
“Con đang thực hiện điều đó từng giai đoạn một"
"Sự tăng trưởng đạt được qua từng giai đoạn. Giác ngộ thì nhất thời."
Về sau, Minh Sư nói: "Hãy nhảy vọt! Con không thể vượt qua cái hố bằng những bước nho nhỏ được."
MƠ MỘNG
“Chừng nào con Giác Ngộ?”
Minh Sư trả lời: "Khi con thấy được.”
“Thấy được gì?”
“Thấy cây cối, bông hoa và trăng sao.”
“Nhưng con thấy các thứ đó mỗi ngày.”
“Không, những gì con thấy là những cây cối bằng giấy, bông hoa bằng giấy, và trăng sao bằng giấy. Bởi vì con không sống trong thực tại mà sống trong ngôn ngữ và tư duy của con mà thôi."
Và vì cẩn trọng, Minh Sư dịu dàng nói thêm: "Khổ nỗi, con sống một cuộc sống bằng giấy và con sẽ chết một cái chết bằng giấy."
BIẾN ĐỔI
Một đệ tử không ngừng than phiền những người chung quanh; Minh Sư phán bảo anh ta: "Nếu con muốn được yên tĩnh, con phải lo thay đổi chính con, chứ không phải thay đổi người khác. Bao bọc chân mình bằng đôi hài thì dễ hơn là lót thảm khắp cùng mặt đất."
PHẢN ỨNG
Người ta hỏi Minh Sư dựa trên tiêu chuẩn nào để chọn lựa đệ tử.
Ngài bảo: "Nhất cử nhất động, tôi đều thực thi trong sự phục tùng khiêm tốn. Do đó, những người tỏ ra cao ngạo trước sự khiêm tốn của tôi, tôi chối từ ngay. Đối với những người quá tôn kính tôi vì tôi có thái độ khiêm tốn, thì tôi cũng từ chối nhanh như thế.”

TRIẾT LÝ
Trước khi xin làm đệ tử, thỉnh sinh muốn Minh Sư xác quyết đôi điều.
“Thầy có thể dạy bảo con về mục đích của nhân sinh không?"
“Thầy không thể.”
“Hay ít ra, thầy có thể dạy con về ý nghĩa cuộc đời chứ?”
“Thầy không thể.’
“Thầy có thể cắt nghĩa cho con bản chất sự chết và sự sống ở đời sau không?”
“Thầy không thể."
Khách hành hương ra về, lòng đầy khinh miệt. Đệ tử chán nản vì Minh Sư đã để lộ sự kém cỏi của mình.

Bằng một giọng dịu dàng, Minh-Sư giải thích như sau: "Tìm hiểu bản chất và ý-nghĩa cuộc sống để làm gì, nếu các con không bao giờ cảm nếm cuộc sống? Thầy mong muốn các con nên thưởng thức mẩu bánh của mình hơn là nói dông nói dài về cái bánh ấy."
TRỐN THOÁT
Minh Sư đã trở thành một huyền thoại trong khi còn sống. Tiếng đồn ngày kia Chúa hỏi ý kiến như sau: "Cha muốn chơi trò cút bắt với loài người. Cha đã hỏi các thiên sứ chỗ nào tốt nhất để ẩn trốn. Có thiên sứ nói ở dưới đáy đại dương. Thiên-sứ khác nói ở trên đỉnh núi cao. Thiên sứ khác lại nói ở mặt tối phía sau mặt trăng hay ở một hành tinh xa xôi nào đó. Còn con, con đề nghị thế nào?"
Minh Sư thưa: "Xin Cha hãy ẩn núp trong tâm con người. Đó là nơi cuối cùng mà người ta nghĩ tới!"
BẤT BẠO ĐỘNG
Một con rắn độc ở trong làng đã cắn nhiều người đến nỗi ít ai dám mạo hiểm đi ra ngoài đồng.
Người ta nói rằng Minh Sư thánh thiện đến nỗi ngài đã chế ngự con rắn và khuyên bảo nó thực thi tinh thần bất bạo động.
Chẳng bao lâu, dân làng khám phá ra rằng con rắn đã trở thành vô hại. Họ bắt đầu ném đá và kéo đuôi nó.
Họ đánh đập con rắn một cách tồi tệ và một đêm kia nó đã bò vào nhà Minh Sư để ta thán. Ngài bảo nó: "Bạn ơi, bạn không làm cho dân làng sợ nữa, tội nghiệp thật!"
"Nhưng phải chăng chính ngài đã dạy tôi thực thi tinh thần bất bạo động?”
“Tôi bảo bạn đừng cắn - chứ không bảo bạn đừng rít lên."

Có anh kia không hiểu sao mẹ sanh ra lại có đến... 3 hột. Anh ta rất là xấu hổ, buồn rầu lo lắng không dám nói cho ai hay. Anh ta tính cắt bỏ bớt 1 hột nhưng sợ đau nên ráng nhịn. Mãi đến ngày kia chịu không nổi nữa anh mới tìm đến 1 người bạn để tỏ bày. Dù vậy anh cũng không dám nói thẳng, mà chỉ quanh co nói gần nói xa:

- Tao với mày, mình tuy 2 người nhưng lại có đến... đến... 5 hột lận đó...
Người bạn nghe thế thì giật thót mình, sửng sốt quay lại hỏi:
- Mày nói sao? Mày bị bệnh gì thế? Chuyện đó có thật không?
Anh ta buồn rầu gật đầu:
- Thật. Tao sanh ra là đã bị như vậy rồi.
Người bạn chép miệng thở dài:
- Tội nghiệp cho mày, chỉ có mỗi 1 hột lẻ loi như vậy không biết làm sao mày sống nổi...


Có chuyện này tặng cho BP với BH nè...

Có anh kia không hiểu sao mẹ sanh ra lại có đến... 3 hột. Anh ta rất là xấu hổ, buồn rầu lo lắng không dám nói cho ai hay. Anh ta tính cắt bỏ bớt 1 hột nhưng sợ đau nên ráng nhịn. Mãi đến ngày kia chịu không nổi nữa anh mới tìm đến 1 người bạn để tỏ bày. Dù vậy anh cũng không dám nói thẳng, mà chỉ quanh co nói gần nói xa:
- Tao với mày, mình tuy 2 người nhưng lại có đến... đến... 5 hột lận đó...
Người bạn nghe thế thì giật thót mình, sửng sốt quay lại hỏi:
- Mày nói sao? Mày bị bệnh gì thế? Chuyện đó có thật không?
Anh ta buồn rầu gật đầu:
- Thật. Tao sanh ra là đã bị như vậy rồi.
Người bạn chép miệng thở dài:
- Tội nghiệp cho mày, chỉ có mỗi 1 hột lẻ loi như vậy không biết làm sao mày sống nổi...
 
Chào Boss,
Bữa trước nhận quà của Boss mà chưa có gì đáp lễ nay lại được tiếp, quả thật là áy náy.
Chuyện vui ngay từ đầu, nhưng tới câu chót càng bất ngờ làm phải bật cười đau cả bụng  Thì ra anh đó là huynh BH   
ĐÃNG TRÍ
Các đệ tử bàn cãi sôi nổi để xem công việc nào là khó khăn nhất:
Viết ra điều mà Chúa mạc khải là Thánh Kinh, hiểu những gì Chúa đã mạc khải trong Thánh Kinh hoặc giải nghĩa cho kẻ khác về Thánh Kinh sau khi mình đã lãnh hội được.
Khi được hỏi kiến, Minh Sư trả lời: "Thầy biết được một công việc khó khăn hơn bất cứ việc nào trong ba việc kể trên."
"Đó là gì?”
“Là cố gắng làm cho một đám ngu muội như các con nhận thức đúng thực tế."
HỒI HƯƠNG
Minh Sư bảo: "Có ba giai đoạn trong tiến trình tu đức đối với mỗi người: giai đoạn thể chất, giai đoạn tâm linh và giai đoạn thần linh."
Các đệ tử nôn nóng hỏi: "Giai đoạn thể chất là gì?”
“Đó là giai-đoạn mà người ta thấy cây cối là cây cối và núi non là núi non.
“Giai đoạn tâm linh là gì?”
“Đó là khi người ta nhìn sự vật một cách thâm sâu hơn - và rồi người ta nhận thấy cây cối không còn là cây cối nữa và núi non không còn là núi non nữa.”
“Và giai đoạn thần linh là gì?"
Minh Sư cười sảng khoái trả lời: "À! Đó là Giác Ngộ, khi cây cối trở lại cây cối và núi non trở lại núi non."
CẰN CỖI
Minh Sư cho rằng những bài diễn văn uyên bác chẳng ích lợi gì. Ngài gọi đó là "Những viên ngọc quí của sự minh triết."

Các đệ tử hỏi: "Nếu những diễn từ đó là những viên ngọc quí, sao thầy tỏ vẻ khinh miệt như thế?"

Minh Sư trả lời: "Các con biết có viên ngọc quí nào từng mọc lên khi người ta ươm trồng chúng trong một cánh đồng không?"
THINH LẶNG
"Kiến thức và lòng mộ đạo của các con thì có ích lợi gì? Một con lừa có trở thành khôn ngoan chăng vì sống ở trong thư viện? Hay một con chuột có đạt sự thánh thiện chăng vì sống ở trong nhà thờ?”
"Vậy thì chúng con cần phải có điều gì?”
“Một con tim.”
“Làm thế nào để có được?"
Minh Sư lặng thinh không nói. Ngài phải nói sao để họ không biến mọi sự thành một môn để học hoặc một đối tượng để thờ?
TỚI ĐÍCH
“Con đường đưa tới thức giác khó hay dễ?"
"Cũng không khó, cũng không dễ.”
“Tại sao vậy?”
“Tại vì thức giác không thực hữu.”
“Vậy phải đi như thế nào để tới đích?”
“Không phải đi. Đó là một hành trình không có khoảng cách. Hãy dừng bước và các con sẽ tới."
TIẾN HÓA
Ngày hôm sau Minh Sư bảo: "Trời hỡi! Đi thì dễ hơn dừng lại."
Các đệ tử muốn biết tại sao.
“Vì ngày nào các con còn bước đi để đạt tới một mục đích, thì các con còn có thể bám víu vào một ước mơ. Khi dừng lại, các con phải đối diện với thực tế."
Các đệ tử đâm ra hoang mang nên hỏi: "Làm thế nào các con có thể thay đổi được nếu không có mục tiêu hay những điều ước mơ?”
“Thay đổi thực sự là thay đổi mà không cần ý chí. Hãy đối diện với thực tế, rồi sự thay đổi không ý chí sẽ xảy ra."
VÔ Ý THỨC
“Con có thể tìm thấy Thượng Đế ở đâu ?"
"Ngài đang ở trước mặt con đây.”
“Vậy tại sao con không nhìn ra Ngài?”
“Tại sao người say rượu không thể nhìn ra ngôi nhà của mình?"
Về sau, Minh Sư nói: "Con hãy tìm cho ra điều đã làm cho con say sưa. Muốn nhìn ra, các con phải điều độ hơn."
TRÁCH NHIỆM
Minh Sư đi chu du với một đệ tử. Tới gần làng, họ gặp phải ông Thống Đốc. Vị này tưởng nhầm hai thầy trò tới chúc mừng ông đến thăm làng nên tuyên bố: "Thật không cần thiết phải phiền quí vị đến đây để đón tiếp tôi."
Đệ tử trả lời: "Thưa ngài, ngài lầm rồi, chúng tôi đi chu du. Nhưng giả như chúng tôi có biết ngài đến thăm, chúng tôi sẵn sàng nhọc công hơn nữa để đến đón tiếp ngài."
Minh Sư không thốt lời gì. Chiều tối, ngài nói: "Có thật cần thiết để con nói ra là chúng ta đã không đến để chúc mừng ông thống-đốc? Con có nhận ra là ông ta cảm thấy mình ngớ ngẩn như thế nào không?”
“Nhưng nếu chúng ta không nói lên sự thật, chẳng phải là chúng ta sẽ cảm thấy có lỗi vì đã dối gạt ổng sao?”
“Chúng ta không hề dối gạt. Chính ông ta tự lừa dối mình thôi."

TRÁCH NHIỆM
Minh Sư đi chu du với một đệ tử. Tới gần làng, họ gặp phải ông Thống Đốc. Vị này tưởng nhầm hai thầy trò tới chúc mừng ông đến thăm làng nên tuyên bố: "Thật không cần thiết phải phiền quí vị đến đây để đón tiếp tôi."
Đệ tử trả lời: "Thưa ngài, ngài lầm rồi, chúng tôi đi chu du. Nhưng giả như chúng tôi có biết ngài đến thăm, chúng tôi sẵn sàng nhọc công hơn nữa để đến đón tiếp ngài."
Minh Sư không thốt lời gì. Chiều tối, ngài nói: "Có thật cần thiết để con nói ra là chúng ta đã không đến để chúc mừng ông thống-đốc? Con có nhận ra là ông ta cảm thấy mình ngớ ngẩn như thế nào không?”
“Nhưng nếu chúng ta không nói lên sự thật, chẳng phải là chúng ta sẽ cảm thấy có lỗi vì đã dối gạt ổng sao?”
“Chúng ta không hề dối gạt. Chính ông ta tự lừa dối mình thôi." 


Im lặng tức là lừa dối .... hùa


      

      



Có hai bố con kia dưới làng quê ngồi ngắm bầu trời ban đêm thật đẹp. Bầu trời đen thẳm và trong vắt ... Mặt trăng và các tinh tú trong dãy ngân hà trãi dài trên bầu trời như những hạt kim cương lóng lánh, như những chiếc đèn lung linh ...

Trước khung cảnh đẹp đến nín thở đó, đứa bé chợt thốt lên ...
- Bố ơi, bầu trời và những trăng sao kia đẹp qúa, ai đã làm ra vậy bố ...
- Có lẻ có một đấng gọi là thượng đế đã làm ra đó con.

Hai bố con lại ngồi ngắm trăng sao được một đỗi, chợt nghe có tiếng dế kêu, côn trùng rĩ rả và tiếng cóc nhái ễnh ương vang lên, đứa bé lại thắc mắc ...

- Bố ơi, nếu bây giờ có một con ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn lên bầu trời thì nó có biết là Thượng đế đã làm ra bầu trời này không?
- Có chứ!
- Thế ...nó có biết thượng đế là ai không bố?

Ông bố im lặng suy nghĩ một lúc rồi chậm chạp trả lời ...
- Có lẻ nó nghĩ đó là một con ếch thật to ...

BH tìm được cuốn sách này trên mạng lưới Dũng lạc Cao Tường. Tác giả là một linh mục công giáo và thấm nhuần tư tường Thượng Đế của Ấn giáo. Không phải người công giáo nào cũng thích quyển sách này đâu. Tư tưởng vượt lên trên giáo điều, ranh giới giữa các tôn giáo. Nếu để ý Doccoden huynh sẽ thấy các bậc đại thánh bên công giáo toàn là những người loại này không.

Đọc một lèo không có tác dụng mấy vì nó vào tai này sẽ chạy qua tai kia rồi theo gió bay đi ngàn phương  BH đưa lên từng đoạn ngắn, lợi ích chính là cho BH đó. Tư tưởng hay cho vào tim óc mỗi ngày, mưa rào lâu ngày cũng thấm đất.

Huynh cũng ngầu wá, tư tưởng lớn gặp nhau.......
DOCCODEN  Lm. Anthony de Mello, S.J.

  
Có hai bố con kia dưới làng quê ngồi ngắm bầu trời ban đêm thật đẹp. Bầu trời đen thẳm và trong vắt ... Mặt trăng và các tinh tú trong dãy ngân hà trãi dài trên bầu trời như những hạt kim cương lóng lánh, như những chiếc đèn lung linh ...

Trước khung cảnh đẹp đến nín thở đó, đứa bé chợt thốt lên ...
- Bố ơi, bầu trời và những trăng sao kia đẹp qúa, ai đã làm ra vậy bố ...
- Có lẻ có một đấng gọi là thượng đế đã làm ra đó con.

Hai bố con lại ngồi ngắm trăng sao được một đỗi, chợt nghe có tiếng dế kêu, côn trùng rĩ rả và tiếng cóc nhái ễnh ương vang lên, đứa bé lại thắc mắc ...

- Bố ơi, nếu bây giờ có một con ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn lên bầu trời thì nó có biết là Thượng đế đã làm ra bầu trời này không?
- Có chứ!
- Thế ...nó có biết thượng đế là ai không bố?

Ông bố im lặng suy nghĩ một lúc rồi chậm chạp trả lời ...
- Có lẻ nó nghĩ đó là một con ếch thật to ... 



Ông bạn QueQua của tui, hai bố con này đang sống ở thời Trung cổ đó hả 

BH rất thích những phim đóng vào thời này nhưng không phải là nói về chiến tranh tôn giáo sắc tộc mà là.....fantasy đó 
VÔ THẦN

Các đệ tử rất vui mừng khi được Minh Sư cho biết là ngài mong muốn có được một chiếc áo mới cho ngày sinh nhật của ngài. Người ta đã mua vải tốt nhất. Ông thợ may trong làng đã đến lấy ni cho Minh Sư và hứa rằng, nếu Thượng Đế muốn, chiếc áo sẽ hoàn tất trong một tuần lễ.

Sau một tuần, một đệ tử được phái tới nhà ông thợ may trong khi Minh Sư đang hết sức mong đợi chiếc áo mới. Ông thợ may phân trần: "Vì có một chút trục trặc. Nhưng nếu Chúa muốn, chiếc áo sẽ hoàn tất ngày mai."

Hôm sau, ông thợ may lại phân bua: "Rất tiếc, chiếc áo chưa xong được. Xin vui lòng trở lại ngày mai nữa và, nếu Chúa muốn, chiếc áo sẽ xong, chẳng chút sai chạy."

Hôm sau nữa, Minh Sư bảo đệ tử: "Con hãy hỏi ông ta phải mất hết bao lâu nếu ông để Chúa đứng ngoài công việc ấy?"

PHÓNG TÂM
“Tại sao mọi người ở đây đều hạnh phúc đến thế, chỉ trừ một mình con thôi?"
Minh Sư trả lời: "Bởi vì họ đã học cách thấy đâu đâu cũng đều thiện hảo và đẹp đẽ cả.”
“Tại sao con không thấy thiện hảo và tốt đẹp ở đâu hết?”
“Tại vì con không thể nhìn thấy ở bên ngoài con điều mà con không thấy được ở bên trong con."
ƯU TIÊN
Theo một huyền thoại, Thượng Đế đã sai một Thiên Sứ đến với Minh Sư kèm theo sứ điệp như sau: "Con hãy xin sống tới một triệu năm và lời cầu xin đó sẽ được chấp nhận. Cho dẫu một triệu triệu năm cũng được. Vậy con muốn sống bao nhiêu năm?"
Minh Sư trả lời không chút do dự: "Tám chục năm."
Các đệ tử rầu rĩ: "Nhưng, thầy ôi, nếu thầy sống tới một triệu năm, thầy thử xem bao nhiêu thế hệ sẽ được hưởng lợi ích do sự minh triết của thầy.”
"Nếu thầy sống tới một triệu năm, người đời sẽ tha thiết muốn kéo dài đời sống hơn là trau dồi sự minh triết."
KHÔNG CẦN NỖ LỰC

Có một người do dự dấn thân vào việc thăng tiến tâm linh vì sợ phải nỗ lực và từ bỏ; Minh Sư bảo người ấy:

"Phải cần đến bao nhiêu nỗ lực và từ bỏ để mở mắt ra mà nhìn thấy?"

  
BUÔNG THẢ
“Con phải làm gì để được thức giác?"
"Không làm gì hết."
“Sao lại không?”
“Tại vì không phải làm một điều gì mà người ta đạt tới thức giác. Thức giác xảy tới tự nhiên.”
“Vậy thì không bao giờ có thể đạt tới thức giác?”
“Ồ! Có chứ.”
“Bằng cách nào?”
“Bằng vô vi.”
“Và người ta phải làm gì để đạt đến vô vi?
“Người ta phải làm gì để thiếp ngủ và để thức giấc?"
DIỄN ĐẠT
Một văn hào sưu tầm đạo giáo quan tâm đến những quan điểm của Minh Sư nên hỏi: “Người ta khám phá Thượng Đế như thế nào?”

Minh Sư trả lời sắc bén: “Qua việc làm con tim trắng trẻo bằng thiền quán, chứ không phải bôi đen những trang giấy bằng những diễn từ đạo giáo."

Và quay sang các đệ tử trí thức, Minh Sư nói thêm bằng giọng châm biếm: “Hoặc làm cho không khí trở nên dày đặc bởi những cuộc tranh luận uyên bác.”
BUÔNG THẢ
Và quay sang các đệ tử trí thức, Minh Sư nói thêm bằng giọng châm biếm: “Hoặc làm cho không khí trở nên dày đặc bởi những cuộc tranh luận uyên bác.” 
Minh Sư nói thêm bằng giọng châm biếm
KHÁM PHÁ

"Xin thầy giúp con tìm thấy Thượng Đế."

"Không ai có thể giúp con được.”

“Tại sao vậy?”

“Cũng một lý do là không ai có thể giúp cá biển khám phá ra đại dương."



ẨN DẬT

“Con sẽ giúp đỡ thế giới như thế nào?"

Minh Sư đáp: "Bằng cách tìm hiểu thế giới.”

“Và con sẽ tìm hiểu thế giới như thế nào?”

“Bằng cách xa lánh thế giới.”

“Như vậy con sẽ phục vụ nhân loại thế nào?”

“Bằng cách tìm hiểu chính con.”




  

TIẾP THU
“Con muốn học tập. Thầy sẽ chỉ dạy cho chúng con không?"
Minh Sư đáp: "Thầy không nghĩ rằng con biết cách học tập.”
“Có thể nào thầy chỉ dạy con cách học tập không?”
“Chúng con có thể học cách thức để cho thầy dạy không?"
Thấy những đệ tử hoang mang, về sau Minh-Sư nói thêm: "Chỉ có 'dạy' khi nào có 'học'. Chỉ có 'học' khi nào con 'dạy' một điều gì đó cho bản thân mình.
HOÁN CẢI
Một nhóm đệ tử nóng lòng đi hành hương, Minh Sư bảo họ: "Hãy mang quả mướp đắng này theo các con. Hãy nhớ nhúng nó vào những giòng sông thánh và mang nó vào mọi nơi linh thiêng."
Khi đệ tử trở về, trái mướp đắng được đem nấu chín và thở thành một món ăn nhiệm tích.
Sau khi nếm món ăn đó Minh Sư nói bằng một giọng ranh mãnh: "Lạ thật, nước thánh và những đền đài linh thiêng không làm cho quả mướp đắng trở nên ngọt hơn!"

NHÂN QUẢ
Mọi người rất đỗi ngạc nhiên về ẩn dụ mang tính cách rất thời sự của Minh Sư: "Đời sống chẳng khác gì một chiếc xe hơi."
Các đệ tử đợi chờ trong thinh lặng vì biết rằng trước sau gì rồi cũng được nghe lời giải thích:
Cuối cùng Minh Sư bảo: "Ồ, phải rồi. Người ta có thể dùng một chiếc xe hơi để vượt đèo cao."
Mọi người lại im lặng.
"Nhưng đa số người ta nằm trước xe hơi, tự ý để cho xe cán lên. Rồi họ đổ thừa cho chiếc xe hơi gây ra tai nạn."
Mọi người lại im lặng, một im lặng thấm thía tình đời !!!

CƯỠNG BÁCH

Đối với những người muốn trở thành đệ tử, Minh Sư đòi hỏi phải nghiêm túc trong mục đích của mình.

Tuy nhiên, Minh Sư quở trách những đệ tử quá căng thẳng trong những nỗ lực tu đức. Thái độ ngài đề xướng là một sự nghiêm túc thoải mái hay một sự thoải mái nghiêm túc - cũng như thái độ của vận động viên trong trận đấu hay của kịch sĩ trên sàn diễn.

Và cần phải rất là kiên nhẫn. Ngài nói: "Những bông hoa bị ép nở thì mất đi hương thơm. Những hoa trái bị ép chín thì mất đi vị ngọt."



TÍNH TOÁN

Minh Sư thường hay trêu những đệ tử suy nghĩ miên man trước khi quyết định.

Ngài nói thế này: "Những ai suy nghĩ cho đến độ chín muồi trước khi bước tới một bước thì sẽ đứng mãi trên một chân cho đến suốt đời."



CẢI CÁCH

Tu viện có những luật lệ, nhưng Minh Sư luôn luôn cảnh cáo đệ tử về sự câu thúc của luật lệ.

Ngài thường bảo: "Đức vâng lời giúp ta giữ luật. Tình yêu giúp ta biết rõ lúc nào phải phá luật."

BẮT CHƯỚC

Sau khi đạt ngộ, Minh Sư bắt đầu sống giản dị, vì ngài nhận thấy sống đơn giản thích hợp với sở thích của mình.

Minh Sư cảm thấy buồn cười khi biết đệ tử bắt đầu sống giản dị vì bắt chước mình.

Ngài nói: "ích lợi gì đâu khi mô phỏng lối sống của thầy mà thiếu động cơ thúc đẩy như thầy. Hoặc chọn động cơ thúc đẩy của thầy mà thiếu cái quan điểm đã phát sinh ra động cơ đó?”

Các đệ tử được hiểu rõ hơn khi nghe ngài nói: "Một con dê mọc râu thì có trở thành một Rab-bi được chăng?"



ĐƠN ĐỘC

Có một đệ tử lúc nào cũng tìm kiếm những giải đáp từ Minh Sư, ngài bảo anh: "Ở trong con có sẵn giải đáp cho mọi vấn nạn của mình - con chỉ cần biết cách tìm ra giải đáp ấy thôi."

Và ngày kia, ngài tuyên-bố: "Ở trong thế giới tinh thần, con không thể bước đi nhờ vào ánh sáng của ngọn đèn người khác. Con muốn mượn cây đèn của thầy. Thầy thấy tốt hơn hết là dạy con cách tự làm lấy cây đèn cho chính con."



THIỂN CẬN

Minh Sư nói với một đệ tử sống trên mây: "Nếu con biến thầy thành một người có thẩm quyền đối với con, thì con đã làm hại chính con, vì con không nhìn xem mọi việc bằng chính đôi mắt của con."

Và nghĩ một chút, ngài nói nhỏ nhẹ: "Con cũng làm hại thầy nữa, vì con không nhìn thầy đúng như con người thực của thầy."
KHIÊM TỐN

Một du khách tự cho mình là người truy tầm Chân Lý, Minh Sư bảo ông: "Nếu bạn tìm kiếm Chân Lý, thì bạn phải có một điều vượt lên trên hết mọi điều khác.”

"Tôi biết. Đó là lòng say mê không thể cưỡng được đối với Chân-Lý.”

“Không phải đâu. Đó là thái độ sẵn sàng chấp nhận rằng bạn có thể sai lầm.”



TRẤN ÁP

Minh Sư đã hôn mê từ nhiều tuần lễ và ở trong tình trạng thập tử nhất sinh. Ngày kia, thình lình mở mắt ra, ngài nhận thấy người đệ tử mà ngài quý mến đang ngồi bên cạnh.

Ngài hỏi nhỏ nhẹ: "Con không rời cạnh giường thầy chút nào phải không?”

"Thưa thầy, không. Con không thể nào rời được.”

“Tại sao vậy?”

“Vì thầy là ánh sáng đời con."

Minh Sư thở dài não nuột: "Con ơi, có phải thầy làm lóe mắt con rồi không, nên con đành không nhận ra ánh sáng ở trong con?"



PHÁT TRIỂN

Minh Sư ngồi say mê chăm chú khi một kinh tế gia nổi tiếng cắt nghĩa kế hoạch phát triển của mình.

Ngài hỏi: "Trong một lý thuyết kinh tế, xem sự phát triển là điều duy nhất đáng quan tâm có nên chăng?"

“Vâng, mọi phát triển tự bản chất là tốt rồi."

Minh Sư nói: "Chẳng phải đó cũng là cách suy nghĩ của tế bào ung thư sao?”
CHẤP NHẬN

“Làm thế nào để tôi có thể trở thành một vĩ nhân như thầy."

Minh Sư đáp: "Tại sao phải trở thành một vĩ nhân? Thành nhân đã là một kỳ công vĩ đại rồi!"


  




BẠO LỰC

Minh Sư luôn giảng dạy rằng mặc cảm tội lỗi là một cảm xúc không lành mạnh và người ta nên xa lánh như ma quỉ vậy - mọi mặc cảm tội lỗi.

Ngày kia một đệ tử hỏi: "Nhưng người ta phải chê ghét tội lỗi của mình chứ?"

"Khi con có mặc cảm tội lỗi thì điều con ghét không phải là tội lỗi mà chính là bản thân mình.”



KHÔNG THÍCH ĐÁNG

Trong buổi thảo luận công khai hôm đó, mọi câu hỏi đều quay chung quanh đời sống sau khi chết.

Minh Sư chỉ cười và không trả lời bất cứ câu hỏi nào.

Các đệ tử hỏi cho biết tại sao Minh Sư đã tránh né, về sau ngài đáp cho họ: "Các con có nhận thấy chăng chính những người không biết phải sống đời sống này như thế nào mới khao-khát một đời sống khác, một đời sống vĩnh cửu?”

Một đệ-tử khẩn-khoản hỏi: "Nhưng có hay không có sự sống sau khi chết?"

Minh-Sư trả lời cách bí ẩn: "Có sự sống trước khi chết không? Đó mới là vấn đề!"

Niềm Tin

- Thật. Tao sanh ra là đã bị như vậy rồi.

Kể các bạn nghe câu chuyện như thế này:

Một ông phú hộ có một cô con gái "rượu" khá xinh đẹp. Khi cô nàng tới tuổi cập kê, ông bố bắn tin cho bạn bè là ông muốn kén rể. Có hai cậu thanh niên xin đến làm quen, một anh thì điển trai học giỏi là cậu tú (tú tài) trong vùng, nhưng có tính tự kiêu tự đại, lúc nào cũng tỏ ra hiểu biết hơn người. Anh kia cũng đẹp trai, nhưng vì nhà nghèo nên học hành chẳng được là bao, biết người biết mình nên anh rât kiêm tốn.

Sau một vài lần gặp gỡ riêng từng người, ông quyết định phải có một cuộc thi để tìm ra chàng rể tương lai, nghĩ vậy nên ông cho mời hai thanh niên kia lại và cả ba cùng đi dạo với nhau, vừa đi vừa trò chuyện rất tự nhiên và vui vẻ, thấy con ngỗng kêu lớn, ông hỏi: Tại sao con ngỗng nó kêu lớn thế nhỉ ?

Chàng ít học: Thưa ông, trời sanh ạ
Cậu tú cười khểnh: không biết mà cũng đòi nói, "tràng cổ đại thanh" cổ dài nên nó kêu to !
Chàng ít học: Thưa anh, con ễnh ương không có cổ mà sao nó cũng kêu to vậy?

Ông phú hộ tủm tỉm cười nhưng không nói gì, đi một quãng nữa thấy mấy con vịt đang bơi, ông hỏi sao con vịt nó lại nổi trên mặt nước được vậy?

Chàng ít học: Thưa ông, trời sanh ạ
Cậu tú cười khểnh: Không biết thì đừng nói ? tại vì "đa mao tiểu nhục", vì có nhiều lông nên nó nổi, biết không?
Chàng ít học: Thưa anh, cục c. không có lông mà sao nó cũng vẫn nổi trên mặt nước ?

Ông phú hộ cũng chỉ mỉm cười mà không nói gì cả, cậu tú thì bực mình lắm rồi, vì bị "thằng ít học" chơi xỏ, anh ta hận trong đầu chỉ mong có dịp trả thù. Đi một quãng khá xa, nhìn lên núi thấy một tảng đá bị "nứt" một đường dọc, ông hỏi, tại sao tảng đá bị nứt như vậy?

Chàng ít học: Thưa ông, trời sanh ạ
Cậu tú lắc đầu: không biết thì dựa cột mà nghe! Khi trời mưa, hai khí âm và dương phát mạnh và chạm vào nhau, sét đánh ở điểm này nên làm tảng đá bị nứt, có hiểu không ?
Chàng ít học bình tĩnh: Thưa anh, tôi nghĩ là trời sanh như thế. Vậy anh giải thích thế nào đây, cô con gái của ông cụ nhà có bị sét đánh đâu mà cũng có chỗ bị "nứt" ?

Cậu tú ú ớ trong miệng, mặt đỏ bừng bừng và bỏ đi một mách không quay lại. Chỉ còn hai người, phú ông mới nói, cậu nói cũng có lý lắm, có nhiều cái "Đấng Tạo Hoá" đã sanh (tạo) ra như vậy, nó như một công thức đã được định sẵn, nếu hợp theo công thức ấy thì nó sẽ thành "giải đáp". Cậu là người hiền lành mà còn tin vào "Đấng Tạo Hoá", tôi mến cậu.

Núi kia ai đắp lên cao, sông kia biển nọ ai đào mà sâu ? Trời sanh ??? 

BẮT CHƯỚC

Đệ tử: “Làm thế nào để con có thể nhuộm được 1 mái tóc vàng óng ả như của như thầy ???"

Minh Sư đáp: "Không bao giờ nhuộm được y như vậy đâu . Bởi vì thầy xài tóc giả !"


  

Núi kia ai đắp lên cao, sông kia biển nọ ai đào mà sâu ? Trời sanh ???  


Hé lô ông anh Niềm Tin, cám ơn anh đã cho NỬA PHÚT MINH TRIẾT  . Anh có biết anh học trò giỏi chữ mà kiêu căng kết quả ra sao không ??? Vào chùa cạo đầu đi tu, quy y tam bảo. Vậy mới nói, chưa chắc ai sướng hơn ai đó  còn anh ít chữ kia bị bỏ vào rọ mà không biết




Đệ tử: “Làm thế nào để con có thể nhuộm được 1 mái tóc vàng óng ả như của như thầy ???"

Minh Sư đáp: "Không bao giờ nhuộm được y như vậy đâu . Bởi vì thầy xài tóc giả !"


   



Ố ô, xin trân trọng kính chào ......Minh Sư FÈ  , dạo này thánh được bà con phong cho nhiều danh hiệu, sướng nhé 


THÁCH ĐỐ

Một đệ tử thích dễ dãi, than phiền là không bao-giờ cảm nhận được sự thanh tịnh mà Minh Sư hằng khuyến khích.

Ngài giảng giải: "Sự thanh tịnh chỉ đến với người hoạt động mà thôi."



Ý THỨC HỆ

Một nhóm người tranh đấu chính trị cố trình bày cho Minh Sư cách thức mà ý thức hệ của họ có thể thay đổi bộ mặt thế giới.

Minh Sư chăm chú lắng nghe.

Ngày hôm sau ngài nói: "Một ý thức hệ tốt hay xấu cũng tùy thuộc những người sử dụng nữa. Nếu một triệu con chó sói tụ tập lại để tranh đấu cho công lý thì có phải vì thế mà chúng không còn là một triệu con chó sói nữa chăng?"



LUÂN LÝ

Các đệ tử thường mải mê về những câu hỏi đúng hay sai. Đôi khi câu giải đáp khá minh bạch. Đôi khi rất là vu vơ.

Nếu Minh Sư tình cờ có mặt trong các buổi thảo luận đó, ngài không can dự vào.

Ngày kia người ta hỏi ngài câu này: "Giết kẻ tìm cách giết mình; điều đó đúng hay sai?”

Minh-Sư đáp: "Làm sao thầy biết được."

Các đệ tử sửng sốt trả lời: "Vậy làm thế nào để phân biệt đúng hay sai?"

Minh Sư nói: "Bao lâu các con còn sống, hãy giết chết cái tôi của mình, cho nó chết thật. Rồi hãy hành động như các con muốn và hành động các con sẽ đúng."

TƯỞNG TƯỢNG

“Kẻ thù lớn nhất của thức giác là gì?"

"Là sự sợ hãi.”

“Và sự sợ hãi do đâu mà đến?”

“Do ảo tưởng.”

“Và ảo tưởng là gì?”

“Là tưởng rằng những bông hoa quanh mình là những con rắn độc.”

“Làm thế nào để con có thể đạt được giác thức?”

“Con hãy mở mắt để thấy.”

“Thấy gì?”

“Thấy rằng không có con rắn độc nào ở chung quanh con."



ĐIỀU KHIỂN TỪ XA

Đối với một đệ tử nhút nhát muốn trở nên tự tin, Minh Sư bảo: "Con tìm điều xác quyết trong ánh mắt kẻ khác và con nghĩ đó là sự tự tin."

“Vậy thì con không nên xem trọng ý kiến của kẻ khác ư ?”

‘Ngược lại là khác. Con hãy xem trọng mọi điều kẻ khác nói, nhưng đừng để ý kiến họ khống chế con.”

“Làm thế nào để đập tan sự khống chế đó?”

“Làm thế nào để người ta đập tan một ảo tưởng ?"



ĐẦU TƯ

“Làm thế nào để con có thể thoát khỏi sự sợ hãi?"

"Làm thế nào để bạn thoát khỏi cái mà bạn đang bám vào ?”

“Thầy muốn ám chỉ là con đang bám vào những sự sợ hãi của con? Con không thể đồng ý điều đó."

“Bạn hãy xét xem sự sợ hãi đang che chở bạn điều gì và bạn sẽ đồng ý! Rồi bạn sẽ thấy sự điên rồ của mình."



  
NHẬN THỨC

“Sự cứu rỗi đạt được nhờ hành động hay nhờ thiền quán?"

"Không nhờ hành động cũng như không nhờ thiền quán. Sự cứu rỗi đạt được khi người ta thấy.”

“Thấy gì?”

“Thấy rằng cái kiềng bằng vàng mà bạn mong có được thì đang tròng vào cổ của bạn. Thấy rằng con rắn mà bạn khiếp sợ chỉ là một khúc nhợ kéo lê lết trên mặt đất."



MỘNG DU

Minh Sư cởi mở khiến đệ tử bạo dạn hỏi: “Xin nói cho chúng con biết thầy đạt được điều gì khi Giác Ngộ. Thầy đã đạt tới Thiên tính chưa?”

"Chưa.”

“Thầy đã trở thành một vị Thánh chưa?”

“Chưa.”

“Vậy thầy đã đạt được điều gì?”

“Một người thức giác."



  

BUÔNG BỎ

Các đệ tử tò mò muốn biết tại sao Minh Sư sống rất đạm-bạc nhưng không bao giờ kết án những môn đồ giàu có.

Ngày kia ngài nói: "Thật là hiếm-hoi, nhưng không phải là không có, một người vừa giàu có vừa thánh thiện."

“Như thế nào?”

“Khi tiền tài ảnh hưởng trên con tim người ấy giống như bóng tre ngả xuống sân."

Đệ tử quay lại để nhìn bóng tre quét mặt sân mà không lay động một hạt bụi nào.





PHÂN BIỆT

Minh Sư cùng vài đệ tử dạo chơi dọc theo bờ sông.

Ngài nói: "Các con hãy xem, cá tung tăng lội bằng thích. Chúng khoái trá thật.”

Có người khách lạ nghe trộm như thế liền nói: "Làm sao ngài biết cá khoái trá - ngài có phải là cá đâu?"

Các đệ tử kinh ngạc vì sự hỗn xược đó. Minh Sư mỉm cười về điều mà ngài nhận ra là thái độ vô uý trong vấn đề học hỏi .

Ngài đáp trả cách nhã nhặn: "Còn bạn, làm sao bạn biết tôi không phải là cá - bạn có phải là tôi đâu?"

Các đệ tử cười khoái trá, cho đó là một câu trả đũa đích đáng. Riêng người khách lạ cảm thấy bàng hoàng vì những lời nói thâm thúy đó.

Ông ta suy nghĩ suốt ngày rồi tìm tới tu viện và nói: "Có lẽ ngài không khác loài cá như tôi đã tưởng. Và tôi cũng không khác ngài."
 SÁNG TẠO


Người ta biết Minh Sư đứng về phía cách mạng, bất chấp việc làm phật ý chính quyền.

Khi được hỏi lý do tại sao chính ngài lại từ chối tham gia tích cực công việc cách mạng xã hội, Minh Sư trả lời bằng câu ngạn ngữ đầy bí ẩn sau đây:


"Ta ngồi yên

Ta vô vi

Xuân vẫn đến

Cỏ vẫn mọc. »



  

PHẦN BỐN



TRIỂN VỌNG

Thấy Minh Sư vui tính nên đệ tử đặt nhiều câu hỏi. Họ hỏi có bao giờ ngài xuống tinh thần không.

Minh Sư bảo rằng có.

Họ lại khăng khăng hỏi: “Thế nhưng lúc nào ngài cũng hạnh phúc, có đúng như vậy không ?”

“Đúng như vậy!”

Họ muốn biết bí quyết là gì.

Minh Sư nói: “Bí quyết như thế nầy: mọi chuyện có thể trở nên tốt hay xấu do ý tưởng của người ta đối với việc đó."



CHIA LY

Những giáo huấn của Minh Sư đã làm phật lòng Chính Phủ nên ngài bị đày biệt xứ.

Khi đệ tử hỏi ngài có cảm thấy nổi sầu viễn xứ không, Minh Sư trả lời: “Không.”

Họ phản đối lại: "Nhưng không nhớ nhà thì không phải là con người! “

Minh Sư đáp lại: "Ta chỉ hết cảm thấy bị lưu đày ngày nào ta khám phá ra rằng thế giới này là nhà mình."


SÁNG TẠO
Người ta biết Minh Sư đứng về phía cách mạng, bất chấp việc làm phật ý chính quyền.

Khi được hỏi lý do tại sao chính ngài lại từ chối tham gia tích cực công việc cách mạng xã hội, Minh Sư trả lời bằng câu ngạn ngữ đầy bí ẩn sau đây:
"Ta ngồi yên
Ta vô vi
Xuân vẫn đến
Cỏ vẫn mọc. »



Mấy câu thơ Thiền trên nguyên văn chữ Hán là:

Ngột nhiên vô sự tọa
Xuân lai thảo tự sinh

THAY ĐỔI

Một sử gia thăm viếng Minh Sư, ông rất ưa tranh luận.

Ông ta hỏi: "Những cố gắng của chúng ta không làm thay đổi giòng lịch sử nhân loại sao?"

Minh Sư trả lời: "Ồ! Có chứ.”

“Và lao động của con người không làm thay đổi trái đất sao?”

Minh Sư đáp: “Chắc chắn rồi.”

“Vậy tại sao ngài dạy rằng những cố gắng của con người không mang lại chút kết quả gì hết?"

Minh Sư đáp: "Bởi vì khi gió lặng, thì lá vẫn rơi rụng như thường."



NHÌN NHẬN

Khi Minh Sư trở nên già yếu, tàn-tật, các đệ tử van xin ngài đừng sớm lìa trần. Minh Sư bảo: "Giả như thầy không rời các con, làm sao các con thấy được?"

Các đệ tử hỏi: "Chúng con không thấy được cái gì khi thầy còn ở với chúng con?"

Nhưng Minh Sư không nói lời nào.

Khi ngài sắp lìa trần, các đệ tử hỏi: "Chúng con sẽ thấy được gì khi thầy đã ra đi?"

Với một cái chớp mắt, Minh Sư nói: "Tất cả những gì thầy đã làm là ngồi bên bờ sông và phân phát nước sông. Sau khi thầy ra đi, chắc chắn các con sẽ nhìn thấy giòng sông."



NHÌN VÀO NỘI TÂM

Các đệ tử hăng say tranh cãi về nguyên nhân đau khổ của nhân loại.

Người này bảo là do tính ích kỷ. Người kia thì nói là do ảo tưởng. Kẻ khác thì cho là không biết phân biệt giữa hiện thực và không hiện thực.

Khi được hỏi ý-kiến, Minh Sư trả lời: "Mọi đau khổ đến từ sự việc con người không thể ngồi thinh lặng một mình."


Alan Watts đã trích hai câu thơ Thiền chữ Hán này đăng trong tác phẩm "The Way of Zen" của ông ở trang 134 và dịch sang Anh văn như sau:

Ngột nhiên vô sự tọa
Xuân lai thảo tự sinh

Sitting quietly, doing nothing,
Spring comes, and the grass grows by itself.

Linh mục dòng Tên người Ấn, Anthony de Mello, S.J. (1931—1987) có lẽ đã đọc mấy câu thơ trên trong tác phẩm của Alan Watts và đã trích ra để viết trong câu truyện trên của ông . Ngoài ra, không biết bạn BonHat có biết rằng những tác phẩm của Anthony de Mello không được tòa thánh Vatican chấp nhận không ? Như bản Notification sau đây của Vatican về những tác phẩm của Anthony de Mello. Bản Notification này được viết bởi Hồng Y Ratzinger lúc ông chưa trở thành Giáo Hoàng Benedict 16. Trước đây trên diễn đàn [vn-buddhism] có một thời gian mỗi ngày KKT gửi lên một câu truyện của Anthony de Mello và có một bạn Phật tử đã chất vấn KKT rằng tại sao lại cứ gửi những bài của một linh mục dòng Tên của Công Giáo trên một diễn đàn Phật Giáo!




CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITH

NOTIFICATION

CONCERNING THE WRITINGS OF
FATHER ANTHONY DE MELLO, SJ


The Indian Jesuit priest, Father Anthony de Mello (1931-1987) is well known due to his numerous publications which, translated into various languages, have been widely circulated in many countries of the world, though not all of these texts were authorized by him for publication. His works, which almost always take the form of brief stories, contain some valid elements of oriental wisdom. These can be helpful in achieving self-mastery, in breaking the bonds and feelings that keep us from being free, and in approaching with serenity the various vicissitudes of life. Especially in his early writings, Father de Mello, while revealing the influence of Buddhist and Taoist spiritual currents, remained within the lines of Christian spirituality. In these books, he treats the different kinds of prayer: petition, intercession and praise, as well as contemplation of the mysteries of the life of Christ, etc.

But already in certain passages in these early works and to a greater degree in his later publications, one notices a progressive distancing from the essential contents of the Christian faith. In place of the revelation which has come in the person of Jesus Christ, he substitutes an intuition of God without form or image, to the point of speaking of God as a pure void. To see God it is enough to look directly at the world. Nothing can be said about God; the only knowing is unknowing. To pose the question of his existence is already nonsense. This radical apophaticism leads even to a denial that the Bible contains valid statements about God. The words of Scripture are indications which serve only to lead a person to silence. In other passages, the judgment on sacred religious texts, not excluding the Bible, becomes even more severe: they are said to prevent people from following their own common sense and cause them to become obtuse and cruel. Religions, including Christianity, are one of the major obstacles to the discovery of truth. This truth, however, is never defined by the author in its precise contents. For him, to think that the God of one's own religion is the only one is simply fanaticism. "God" is considered as a cosmic reality, vague and omnipresent; the personal nature of God is ignored and in practice denied.

Father de Mello demonstrates an appreciation for Jesus, of whom he declares himself to be a "disciple." But he considers Jesus as a master alongside others. The only difference from other men is that Jesus is "awake" and fully free, while others are not. Jesus is not recognized as the Son of God, but simply as the one who teaches us that all people are children of God. In addition, the author's statements on the final destiny of man give rise to perplexity. At one point, he speaks of a "dissolving" into the impersonal God, as salt dissolves in water. On various occasions, the question of destiny after death is declared to be irrelevant; only the present life should be of interest. With respect to this life, since evil is simply ignorance, there are no objective rules of morality. Good and evil are simply mental evaluations imposed upon reality.

Consistent with what has been presented, one can understand how, according to the author, any belief or profession of faith whether in God or in Christ cannot but impede one's personal access to truth. The Church, making the word of God in Holy Scripture into an idol, has ended up banishing God from the temple. She has consequently lost the authority to teach in the name of Christ.

With the present Notification, in order to protect the good of the Christian faithful, this Congregation declares that the above-mentioned positions are incompatible with the Catholic faith and can cause grave harm.

The Sovereign Pontiff John Paul II, at the Audience granted to the undersigned Cardinal Prefect, approved the present Notification, adopted in the Ordinary Session of this Congregation, and ordered its publication.

Rome, from the offices of the Congregation for the Doctrine of the Faith, June 24, 1998, the Solemnity of the Birth of John the Baptist.


+ Joseph Card. Ratzinger
Prefect

+ Tarcisio Bertone, S.D.B.
Archbishop Emeritus of Vercelli
Secretary




EXPLANATORY NOTE


The writings of the Indian Jesuit priest, Father Anthony de Mello (1931-1987) have circulated extensively in many countries of the world and among people of widely different backgrounds.1 In these works, which often take the form of short anecdotes presented in an accessible and easy-to-read style, Father de Mello collected elements of eastern wisdom which can be helpful in achieving self-control, in breaking the attachments and affections that keep us from being truly free, in avoiding selfishness, in facing life's difficulties with serenity without letting ourselves be affected by the world around us, while at the same time being aware of its riches. It is important to indicate these positive features which can be found in many of Father de Mello's writings. Particularly in the works dating from his early years as a retreat director, while revealing the influence of Buddhist and Taoist spiritual currents, Father de Mello remained in many respects within the boundaries of Christian spirituality. He speaks of waiting in silence and prayer for the coming of the Spirit, pure gift of the Father (Contact With God: Retreat Conferences, 3-7). He gives a very good presentation of the prayer of Jesus and of the prayer that Jesus teaches us, taking the Our Father as his basis (ibid., 42-44). He also speaks of faith, repentance and contemplation of the mysteries of Christ's life according to the method of Saint Ignatius. In his work Sadhana: A Way to God, published for the first time in 1978, Jesus occupies a central place, particularly in the last part ("Devotion," 99-134). He speaks of the prayer of petition and intercession as taught by Jesus in the Gospel, of the prayer of praise and of invocation of the name of Jesus. His book is dedicated to the Blessed Virgin Mary, a model of contemplation (ibid., 4-5).

But already in this work he develops his theory of contemplation as awareness, which seems to be not lacking in ambiguity. Already at the beginning of the book, the concept of Christian revelation is equated with that of Lao-tse, with a certain preference for the latter: "'Silence is the great revelation,' said Lao-tse. We are accustomed to think of Scripture as the revelation of God. And so it is. I want you now to discover the revelation that silence brings" (9; cf. ibid., 11). In exercising an awareness of our bodily sensations, we are already communicating with God, a communication explained in these terms: "Many mystics tell us that, in addition to the mind and heart with which we ordinarily communicate with God we are, all of us, endowed with a mystical mind and mystical heart, a faculty which makes it possible for us to know God directly, to grasp and intuit him in his very being, though in a dark manner..." (ibid., 25). But this intuition, without images or form, is that of a void: "But what do I gaze into when I gaze silently at God? An imageless, formless reality. A blank!" (ibid., 26). To communicate with the Infinite it is necessary "to gaze at a blank." And thus one arrives at "the seemingly disconcerting conclusion that concentration on your breathing or your body sensations is very good contemplation in the strict sense of the word" (ibid., 29-30).2 In his later works, he speaks of "awakening," interior enlightenment or knowledge: "How to wake up? How are we going to know we're asleep? The mystics, when they see what surrounds them, discover an extra joy flowing in the heart of things. With one voice they speak about this joy and love flowing everywhere... How attain that? Through understanding. By being liberated from illusions and wrong ideas" (Walking on Water, 77-78; cf. Call To Love, 97). Interior enlightenment is the true revelation, far more important than the one which comes to us through Scripture: "A Guru promised a scholar a revelation of greater consequence than anything contained in the scriptures... When you have knowledge you use a torch to show the way. When you are enlightened you become a torch" (The Prayer of the Frog I, 86-87).

Holiness is not an achievement, it is a Grace. A Grace called Awareness, a grace called Looking, observing, understanding. If you would only switch on the light of awareness and observe yourself and everything around you throughout the day, if you would see yourself reflected in the mirror of awareness the way you see your face reflected in a looking glass... and if you observed this reflection without any judgment or condemnation, you would experience all sorts of marvellous changes coming about in you (Call To Love, 96).

In these later writings, Father de Mello had gradually arrived at concepts of God, revelation, Christ, the final destiny of the human person, etc., which cannot be reconciled with the doctrine of the Church. Since many of his books do not take the form of discursive teaching, but are collections of short tales which are often quite clever, the underlying ideas can easily pass unnoticed. This makes it necessary to call attention to certain aspects of his thought which, in different forms, appear in his work taken as a whole. We will use the author's own texts which, with their particular features, clearly demonstrate the underlying thinking.

On various occasions, Father de Mello makes statements about God which ignore his personal nature, if not explicitly denying it, and reduce God to a vague and omnipresent cosmic reality. According to the author, no one can help us find God just as no one can help a fish in the sea find the ocean (cf. One Minute Wisdom, 67; Awareness, 103). Similarly, God and each of us are neither one nor two, just as the sun and its light, the ocean and the wave, are neither one nor two (cf. One Minute Wisdom, 34). With even greater clarity the problem of a personal Deity is presented in these terms: "Dag Hammarskj? the former UN Secretary-General, put it so beautifully: 'God does not die on the day we cease to believe in a personal deity...'" (Awareness, 126; the same idea is found in "La iluminaci󮠥s la espiritualidad," 60). "If God is love, then the distance between God and you is the exact distance between you and the awareness of yourself ?" (One Minute Nonsense, 266).

Following from a unilateral and exaggerated apophaticism which is the consequence of the above-mentioned concept of God, criticism and frequent irony are directed toward any attempt at language of God. The relationship between God and creation is frequently expressed with the Hindu image of the dancer and dance: I see Jesus Christ and Judas, I see victims and persecutors, the killers and the crucified: one melody in the contrasting notes...one dance moving through different steps... Finally, I stand before the Lord. I see him as the Dancer and all of this maddening, senseless, exhilarating, agonizing, splendorous thing that we call life as his dance...(Wellsprings: A Book of Spiritual Exercises, 200-201; The Song of the Bird, 16).

Who or what is God and what are men in this 'dance'? And again: "If you wish to see God, look attentively at creation. Don't reject it; don't reflect on it. Just look at it" (The Song of the Bird, 27). It is not at all clear how Christ's mediation for knowledge of the Father enters into such a description. "Realizing that God has nothing to do with the idea I form of God... There is only one way of knowing him: by unknowing!" (Walking on Water, 12; cf. ibid., 13-14; Awareness, 123; The Prayer of the Frog I, 268). Concerning God, therefore, one cannot say anything: "The atheist makes the mistake of denying that of which nothing may be said... And the theist makes the mistake of affirming it" (One Minute Nonsense, 21; cf. ibid., 336).

Nor do sacred scriptures, the Bible included, enable us to know God; they are simply like road-signs which tell me nothing about the city to which I am going: "...I come to a sign that says 'Bombay.' ... That sign isn't Bombay! Actually it doesn't even look like Bombay. It's not a picture of Bombay. It's a sign. That is what the scriptures are, a sign" (Walking on Water, 13). Continuing this metaphor, one could say that a road-sign becomes useless when I have reached my destination; this is what Father de Mello seems to be saying: "The scripture is the excellent portion, the finger pointed toward the Light. We use its words to go beyond conceptions and reach silence" (Walking on Water, 16). Paradoxically God's revelation is not expressed in his words, but in silence (cf. also One Minute Wisdom, 118, 157, 191, etc. Awareness, 101). "In the Bible only the path is indicated to us, as in the Muslim, Buddhist scriptures, etc." ("La iluminaci󮠥s la espiritualidad," 64).

Thus, what is proclaimed is an impersonal God who stands above all the religions, while objections are raised to the Christian proclamation of the God of love, held to be incompatible with the notion of the necessity of the Church for salvation:

My friend and I went to the fair. THE WORLD FAIR OF RELIGIONS... At the Jewish Stall we were given hand-outs that said that God was All-Compassionate and the Jews were his Chosen People. The Jews. No other people were as Chosen as the Jewish People. At the Moslem Stall we learnt that God was All-Merciful and Mohammed is his only Prophet. Salvation comes from listening to God's only Prophet. At the Christian Stall we discovered that God is Love and there is no salvation outside the Church. Join the Church or risk eternal damnation. On the way out I asked my friend, 'What do you think of God?' He replied, 'He is bigoted, fanatical and cruel.' Back home, I said to God, 'How do you put up with this sort of thing, Lord? Don't you see they have been giving you a bad name for centuries?' God said, 'I didn't organize the Fair. I'd be too ashamed to even visit it' ("The World Fair of Religions" in The Song of the Bird, 186-187; cf. ibid., 189-190, 195).

The teaching of the Church on God's universal salvific will and on the salvation of non-Christians is not presented correctly, nor is the Christian message of God as Love: "'God is love. And He loves and rewards us forever if we observe His commandments.’ 'IF ?’ said the Master, 'Then the news isn't all that good, is it?’" (One Minute Nonsense, 198; cf. ibid., 206). Every concrete religion is an obstacle to arriving at the truth. Furthermore, what is said about the Scriptures is said also about religion in general: "All fanatics wanted to catch hold of their God and make him the only one" ("La iluminaci󮠥s la espiritualidad," 65; cf. ibid., 28, 30). What matters is the truth, whether it comes from Buddha or from Mohammed, since "the important thing is to discover the truth where all truths come together, because truth is one" (ibid., 65). "Most people, alas, have enough religion to hate but not enough to love" (The Prayer of the Frog I, 104; cf. ibid., 33, 94). When the obstacles that prevent one from seeing reality are listed, religion comes first: "First your beliefs. If you experience life as a communist or a capitalist, as a Moslem or a Jew, you are experiencing life in a prejudiced, slanted way; there is a barrier, a layer of fat between Reality and you because you no longer see and touch it directly" (Call to Love, 30-31). "If all human beings were fitted with such hearts people would no longer think of themselves as Communists or Capitalists, as Christians or Muslims or Buddhists. The very clarity of their thinking would show them that all thinking, all concepts, all beliefs are lamps full of darkness, signs of their ignorance" (ibid., 94; cf. also One Minute Wisdom, 159, 217, on the dangers of religion). What is asserted about religion, is also said concretely about the Scriptures (cf. The Song of the Bird, 186ff; One Minute Nonsense, 19).

The divine sonship of Jesus is diluted into the notion of the divine sonship of all men: "To which God replied, 'A feast day is holy because it shows that all the days of the year are holy. And a sanctuary is holy because it shows that all places are sanctified. So Christ was born to show that all men are sons of God'" (The Song of the Bird, 189). Father de Mello certainly manifests a personal adherence to Christ, of whom he declares himself a disciple (Wellsprings, 122), in whom he has faith (ibid., 113) and who he personally encounters (ibid., 115ff, 124ff). His presence is transfiguring (cf. ibid., 92ff). But other statements are disconcerting. Jesus is mentioned as one teacher among many: "Lao Tzu and Socrates, Buddha and Jesus, Zarathustra and Mohammed (One Minute Wisdom, 2). Jesus on the cross appears as the one who has freed himself perfectly of everything:

I see the Crucified as stripped of everything: Stripped of his dignity...Stripped of his reputation...Stripped of support...Stripped of his God...As I gaze at that lifeless body I slowly understand that I am looking at the symbol of supreme and total liberation. In being fastened to the cross Jesus becomes alive and free...So now I contemplate the majesty of the man who has freed himself from all that makes us slaves, destroys our happiness... (Wellsprings, 95-97).

Jesus on the cross is the man free of all ties; thus he becomes the symbol of interior liberation from everything to which we were attached. But isn't Jesus something more than a man who is free? Is Jesus my saviour or does he simply direct me toward a mysterious reality which has saved him? "'Will I ever get in touch, Lord, with the source from which your words and wisdom flow?... Will I ever find the wellsprings of your courage?'" (Wellsprings, 123). "'The lovely thing about Jesus was that he was so at home with sinners, because he understood that he wasn't one bit better than they were'...The only difference between Jesus and those others was that he was awake and they weren't" (Awareness, 30-31); cf. also "La iluminaci󮠥s la espiritualidad," 30, 62). Christ's presence in the Eucharist is but a symbol that refers to a deeper reality: his presence in creation. "The whole of creation is the body of Christ, and you believe that it is only in the Eucharist. The Eucharist indicates this creation. The Body of Christ is everywhere and yet you only notice its symbol which indicates to you what is essential, namely life" ("La iluminaci󮠥s la espiritualidad," 61).

Man's being seems destined to dissolve, like salt in water: "Before that last bit dissolved, the [salt] doll exclaimed in wonder, 'Now I know who I am!'" (The Song of the Bird, 125). At other times, the question of life after death is declared to be unimportant: "'But is there life after death or is there not?' persisted a disciple. 'Is there life before death? -- that is the question!' said the Master enigmatically" (One Minute Wisdom, 83; cf. ibid., 26). "One sign that you're awakened is that you don't give a damn about what's going to happen in the next life. You're not bothered about it; you don't care. You are not interested, period" (Awareness, 42-43, 150). Perhaps with even greater clarity: "Why bother about tomorrow? Is there a life after death? Will I survive after death? Why bother about tomorrow? Get into today" (Awareness, 114). "The idea that people have of eternity is stupid. They think that it will last forever because it is outside of time. Eternal life is now; it's here" ("La iluminaci󮠥s la espiritualidad," 42).

At various points in his books institutions of the Church are criticized indiscriminately: "My religious life has been completely taken over by professionals" (The Song of the Bird, 63ff). The function of the Creed or the Profession of the Faith is judged negatively, as that which prevents personal access to truth and enlightenment (thus with different nuances, The Song of the Bird, 36, 46-47, 50ff, 215). "When you no longer need to hold on to the words of the Bible, it is then that it will become something very beautiful for you, revealing life and its message. The sad thing is that the official Church has dedicated itself to framing the idol, enclosing it, defending it, reifying it without being able to look at what it really means" ("La iluminaci󮠥s la espiritualidad," 66). Similar ideas are presented in The Prayer of the Frog I, 7, 94, 95, 98-99: "A public sinner was excommunicated and forbidden entry to the church. He took his woes to God. 'They won't let me in, Lord, because I am sinner.’ 'What are you complaining about?’ said God. 'They won't let me in either!’" (ibid., 105).

Evil is nothing but ignorance, the lack of enlightenment: "When Jesus looks at evil he calls it by its name and condemns it unambiguously. Only, where I see malice, he sees ignorance... 'Father forgive them, for they do not know what they are doing’" [Lk 23:34] (Wellsprings, 215). Certainly, this text does not reflect the entire teaching of Jesus on the evil of the world and on sin; Jesus welcomed sinners with profound mercy, but he did not deny their sin; rather he invited them to conversion. In other passages we find even more radical statements: "Nothing is good or bad but thinking makes it so" (One Minute Wisdom, 104). "Actually there is no good or evil in persons or in nature. There is only a mental judgment imposed upon this or that reality" (Walking on Water, 99). There is no reason to repent for sins, since the only thing that matters is to be awakened to an awareness of reality: "Don't weep for your sins. Why weep for sins that you committed when you were asleep?" (Awareness, 26; cf. ibid., 43, 150). The cause of evil is ignorance (One Minute Nonsense, 239). Sin exists, but it is an act of insanity ("La iluminaci󮠥s la espiritualidad," 63). Repentance therefore means returning to reality (cf. ibid., 48). "Repentance is a change of mind: a radically different vision of reality" (One Minute Nonsense, 241).

Clearly, there is an internal connection between these different positions: if one questions the existence of a personal God, it does not make sense that God would address himself to us with his word. Sacred Scripture, therefore, does not have definitive value. Jesus is a teacher like others; only in the author's early books does he appear as the Son of God, an affirmation which would have little meaning in the context of such an understanding of God. As a consequence one cannot attribute value to the Church's teaching. Our personal survival after death is problematic if God is not personal. Thus it becomes clear that such conceptions of God, Christ and man are not compatible with the Christian faith.

For this reason, those responsible for safeguarding the doctrine of the faith have been obliged to illustrate the dangers in the texts written by Father Anthony de Mello or attributed to him, and to warn the faithful about them.


NOTES:

1. Not all the works of Father de Mello were authorized for publication by the author himself. Some were published after his death based on his writings, or on notes or recordings of his conferences. In this Explanatory Note, the following editions of his writings are cited: Sadhana: A Way to God (St. Louis, USA: The Institute of Jesuit Sources, 1978); The Song of the Bird (Anand, India: Gujarat Sahitya Prakash, 1982); Wellsprings: A Book of Spiritual Exercises (Anand, India: Gujarat Sahitya Prakash, 1984); One Minute Wisdom (Anand, India: Gujarat Sahitya Prakash, 1985); "La iluminaci󮠥s la espiritualidad: Curso completo de autoliberaci󮠩nterior" in Vida Nueva (1987) pp. 27/1583 - 66/1622; The Prayer of the Frog, 2 vols. (Anand, India: Gujarat Sahitya Prakash, 1989); Awareness (London: Fount Paperbacks, 1990); Contact with God: Retreat Conferences (Anand, India: Gujarat Sahitya Prakash, 1990); Call to Love: Meditations (Anand, India: Gujarat Sahitya Prakash, 1991); Caminhar sobre as ᧵as: Quebre o lo (S Paulo, Brazil: Edis Loyola, 1992), engl. trans. Walking on Water (New York: Crossroad, 1998); One Minute Nonsense (Anand, India: Gujarat Sahitya Prakash, 1992).

2. The Letter of the Congregation for the Doctrine of the Faith on some aspects of Christianmeditation Orationis formas (15 October 1989) seems to make reference to such ideas: "Still others do not hesitate to place that absolute without image or concepts, which is proper to Buddhist theory, on the same level as the majesty of God revealed in Christ, which towers above finite reality" (n. 12: AAS 82 [1990], 369). In this regard, it is also appropriate to recall the teachings on inculturation and interreligious dialogue in the Encyclical Letter of John Paul II Redemptoris missio (cf. nn. 52-57: AAS 83 [1991], 299-305).


Vatican Information Service, 22 August 1998




Chào bạn BonHat,

Alan Watts đã trích hai câu thơ Thiền chữ Hán này đăng trong tác phẩm "The Way of Zen" của ông ở trang 134 và dịch sang Anh văn như sau:

Ngột nhiên vô sự tọa
Xuân lai thảo tự sinh

Sitting quietly, doing nothing,
Spring comes, and the grass grows by itself.

Linh mục dòng Tên người Ấn, Anthony de Mello, S.J. (1931—1987) có lẽ đã đọc mấy câu thơ trên trong tác phẩm của Alan Watts và đã trích ra để viết trong câu truyện trên của ông . Ngoài ra, không biết bạn BonHat có biết rằng những tác phẩm của Anthony de Mello không được tòa thánh Vatican chấp nhận không ? Như bản Notification sau đây của Vatican về những tác phẩm của Anthony de Mello. Bản Notification này được viết bởi Hồng Y Ratzinger lúc ông chưa trở thành Giáo Hoàng Benedict 16. Trước đây trên diễn đàn [vn-buddhism] có một thời gian mỗi ngày KKT gửi lên một câu truyện của Anthony de Mello và có một bạn Phật tử đã chất vấn KKT rằng tại sao lại cứ gửi những bài của một linh mục dòng Tên của Công Giáo trên một diễn đàn Phật Giáo!


 


Huynh KKT mến,

BH mới giơ chân lên thì huynh đã đi được bao nhiêu bước rồi
 ........nhưng không sao, nếu cùng đường thì người tới trước người tới sau, cũng là tới, tới đó 

Ông Lm này là một cứu nhân cho Công giáo vì Ngài thuộc về nội công, loại nội công thâm hậu nên Hồng Y Ratzinger lúc ông chưa trở thành Giáo Hoàng Benedict 16 có nói gì thì cũng là nói cho có lệ thôi. Nếu Lm đi quá sai thì GHCG đã trục xuất, không cho Ngài tiếp tục Thánh chức Lm. Tư tưởng của Ngài là một sự tổng hợp cũa nhiều tôn giáo lớn. Ấn Độ là một vùng đất TÂM LINH , không ai chối cãi điều này.

Công giáo là một tổ chức tôn giáo đồ sộ lâu đời nên chuyện tốt xấu gì cũng có xảy ra. Đã là một tổ chức tại trần thế nên không thoát khỏi thăng trầm, nếu là một triều đại vua chúa thì thành trụ hoại diệt, còn các tôn giáo lớn còn tồn tại cho tới ngày nay thì thành, trụ, hoại rồi trụ rồi hoại rồi trụ........chữ diệt rất khó vì CHÚNG CÓ MỘT CHẤT LIỆU tâm linh đạo đức mà con người cho đến muôn đời vẫn cần đến.

Đức Giêsu Kitô có hai bản tính, một là Thiên tính, hai là Nhân tính. Những ai thiên về tình cảm thì nghiêng về tôn thờ hình tướng của Thiên tính, còn những ai thiên về lý trí thì xem Chúa như một vị THẦY CHÍ THƯỢNG , một Minh sư dẫn đưa mình đến một Thiên Quốc vĩnh hằng, nơi đó Chúa Giêsu đã hé mở....Ý CHA THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI.

Sự khảo cứu về tôn giáo của huynh quá sâu, BH thiệt nể huynh lắm, chắc các bạn khác cũng vậy 


AN NHIÊN TỰ TẠI

Minh Sư xem ra hững-hờ với những gì mà người đời nghĩ tưởng về ngài. Khi đệ tử hỏi ngài làm thế nào mà đạt tới sự an nhiên tự tại như thế, Minh Sư cười lớn và nói: "Tới khi thầy hai mươi tuổi, thầy không chút ưu tư về những gì người ta nghĩ tưởng về mình. Sau hai mươi tuổi, thầy thường bận tâm về những gì hàng xóm láng giềng suy nghĩ. Rồi một ngày kia, sau khi thầy được năm mươi tuổi, thầy mới nhận ra rằng, trong thực tế, không ai nghĩ tưởng về thầy hết!"



MIỄN NHIỄM

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Minh Sư xem ra không sốt sắng lắm đối với việc dạy giáo lý cho giới trẻ.

Khi được hỏi lý do tại sao, ngài nói: "Chích ngừa chúng khi còn trẻ, tức là quí vị cản trở chúng nắm bắt thực tế khi chúng trưởng thành."



THỰC CHẤT

Minh Sư không bao giờ cảm thấy lóa mắt vì bằng cấp. Ngài để ý tới con người, chứ không phải văn bằng.

Có lần người ta nghe ngài nói: "Khi các con có tai để nghe một loài chim hót, thì các con chả cần xét xem chúng có chứng chỉ gì."

  
THÀNH KIẾN

Minh Sư nói: "Không có điều gì là xấu hay tốt. Chính tư duy làm cho mọi chuyện trở nên xấu hay tốt."

Khi người ta xin Minh Sư cắt nghĩa, ngài nói: "Một người có thể giữ chay theo tôn giáo mình bảy ngày một tuần một cách vui vẻ. Còn người hàng xóm thì chết rũ khi nhịn đói như thế."



TỰ MÃN

Minh Sư yêu thích những người tầm thường và ngờ vực những người nổi tiếng thánh thiện.

Một đệ tử thỉnh ý Minh Sư về vấn đề hôn nhân, ngài bảo: "Con phải cầm chắc là đừng bao giờ cưới một bà thánh."

Tại sao không bao giờ?"

Minh Sư vui vẻ trả lời: "Bởi vì đó là cách chắc chắn nhất để biến mình thành một người tử đạo."
HỨNG THÚ
Một bà than vãn sự giàu có đã không làm cho bà được hạnh phúc, Minh Sư bảo: "Bà nói như thể đời sống xa hoa và sự tiện ích là những đồ gia vị đem lại hạnh phúc; trong khi đó, điều duy nhất bà cần để thực sự hạnh phúc chính là một cái gì đó để mà hứng thú"
CHUYÊN CHẾ

Đệ tử ngỡ ngàng vì có lần Minh Sư nói với một giám mục rằng những người đạo đức có khuynh hướng tự nhiên hướng về sự độc ác.

Khi vị giám mục đi rồi, các đệ tử đã hỏi: “Tại sao vậy?”

Minh Sư đáp: “Bởi vì tất cả họ dễ dàng hy sinh con người để đạt tới một mục đích.”
ÍCH KỶ

Một kỹ nghệ gia giàu có hỏi Minh Sư: "Ngài làm nghề gì?"

Minh Sư trả lời: "Vô nghề nghiệp."

Kỹ nghệ gia cười ngạo nghễ: "Có phải đó là lười biếng không?"

"Trời hỡi, không phải đâu! Lười biếng thường là một tật xấu của những người lăng xăng hoạt động."

Về sau Minh Sư bảo đệ tử: "Đừng làm gì hết và mọi chuyện sẽ được thực hiện qua các con. Không làm gì hết thật sự là làm nhiều lắm đấy - hãy thử đi!”
MINH TRIẾT
Minh Sư luôn sung sướng khi thấy người ta nhận ra sự vô minh của mình.
Ngài tuyên bố: "Minh Triết có khuynh hướng lớn lên tương ứng với giác thức về sự vô minh của chính mình."
Khi người ta xin ngài cắt nghĩa thêm, ngài trả lời: "Khi bạn nhận thấy rằng hôm nay bạn không minh triết như bạn nghĩ về mình hôm qua, thì hôm nay bạn đã minh triết hơn rồi."
TÌNH YÊU
Một đôi vợ chồng mới cưới hỏi: "Chúng con sẽ làm gì để tình yêu chúng con bền bỉ luôn mãi?"
Minh Sư đáp: "Các con hãy cùng nhau yêu thương những điều khác đi."
GIÀU CÓ
Nhà kinh doanh hỏi: "Làm sao đời sống tâm linh có thể hữu ích cho một người trần tục như tôi?"
Minh Sư đáp: "Điều đó sẽ giúp bạn có được nhiều hơn.”
Như thế nào?”
Bằng cách dạy bạn ham muốn ít hơn."
PHƯỚC HẠNH

Một nhân viên mãi dịch cổ phần chứng khoán rất đau khổ vì gia tài khánh tận, đã đến một tu viện để tìm sự thanh thản nội tâm. Nhưng vì quá thất vọng nên không thể chiêm niệm được.

Sau khi ông ta ra về, Minh Sư đã nói một câu chua chát như sau: "Những ai nằm đất sẽ không bao giờ bị té khỏi giường."
PHỔ QUÁT
Minh Sư thường khuyên bảo người ta đừng nên sống trong một tu viện.
Ngài hay nói: "Muốn tìm lợi ích của sách, bạn không cần phải sống trong một thư viện."
Có khi ngài còn nói một cách đanh thép hơn: "Bạn có thể đọc rất nhiều sách mà chẳng bao giờ đặt chân đến một thư viện nào cả; cũng như thực hành tu đức mà chẳng bao giờ vào một đền thờ nào."
DÒNG CHẢY
Khi biết chắc Minh Sư sẽ từ trần, đệ tử vô cùng thất vọng.
Minh Sư tươi cười bảo họ: "Các con không thấy rằng cái chết làm cho đời sống đáng yêu sao?"
Dạ không. Chúng con chỉ ước mong thầy đừng bao giờ ly trần thì hơn."
"Bất cứ cái gì thực sự sống thì đều phải chết. Các con hãy nhìn xem bông hoa: chỉ những hoa giả mới không bao giờ chết."
Đại Bàng Gà
(Phóng tác theo câu chuyện của linh mục Tony De Mello)
Có người nhặt được quả trứng đại bàng, đem bỏ vào ổ gà đang ấp trong chuồng. Chú đại bàng con nở ra và lớn lên cùng lứa với đàn gà con.
Cứ thế suốt đời đại bàng con chỉ làm những việc mà lũ gà con vẫn làm, và cứ tưởng mình là một gà con. Nó cũng bới đất tìm sâu bọ, cũng kêu chíp chíp như anh em gà.
Một hôm, ngước nhìn trời cao, nó trông thấy một con chim tuyệt đẹp bay phía trên trong bầu trời lồng lộng thênh thang. Với dáng vẻ uy nghi dũng mãnh, cánh chim ấy nhẹ nhàng băng giữa cuồng phong, chỉ lâu lâu mới khẽ nhịp đôi cánh vàng mạnh mẽ của mình.
Đại bàng gà kinh hãi buột miệng: “Trời! Cái gì vậy?”. Lũ bạn gà tranh nhau trả lời: “Đó là đại bàng - vua của các loài chim. Đại bàng thuộc trời cao, còn bọn mình thuộc về mặt đất. Bọn mình chỉ là một lũ gà vô danh tiểu tốt.”

Một buổi chiều man mát trong khu vườn xanh tươi, cả lũ gà đang tung tăng vui đùa, bỗng nhiên cả bọn láo nháo trốn chạy tán loạn. Đại bàng gà còn đang ngơ ngác thì vút một cái, nó đã nằm gọn trong vòng tay của bác đại bàng .Mở mắt ra, nó đã thấy mình ở tuốt trên đỉnh núi chót vót, rung rinh trên cành cây bên bờ hồ.

Bác Đại bàng hỏi: Chú mày là gì?

Đại bàng gà trả lời với vẻ rất xác tín: Cháu là gà con.

Bác Đại bàng dứt khoát: Chú mày là đại bàng.

Đại bàng gà ngang bướng đốp chát: Không phải, từ bé, mọi người bảo cháu là gà. Có ai gọi cháu là đại bàng đâu.

Thôi được, thử nhìn xuống hồ nước mà xem, mặt mũi chú mày giống lũ gà con chết tiệt hay giống vẻ oai phong của ta.

Đại bàng gà nghiêng mình trên mặt hồ trong veo phẳng như mặt gương, cực kỳ ngạc nhiên, lần đầu tiên khám phá ra khuôn mặt đích thực của mình: Thì ra cháu quả thật là đại bàng. Thế mà từ trước tới nay cháu cứ tưởng mình là tên gà con chết nhát.

Từ đó đại bàng gà tập sống đời đại bàng chính danh. Thời gian đầu tập bay quả là khó! Cả mấy tháng trời mới bay cao chừng một thước, rồi tháng này qua tháng kia, nó đã bay cao hơn.. Cuối cùng nó vui sướng tung bay trên bầu trời thênh thang tự do bất tận.

Nhìn xuống mặt đất, nó bỗng thấy hàng ngàn chú đại bàng gà vẫn còn nhọc nhằn bươi đất tìm giun dế. Nó biết mình phải làm gì để giúp đỡ anh em mình thoát khỏi cảnh tù túng, chật hẹp, để tất cả đều vui hưởng trong khung trời bát ngát, lồng lộng hoan lạc bình an và hạnh phúc

Nhân tiện BP hỏi câu này, BH trả lời luôn một thể. BH không có khả năng viết bài dài hoặc hay ho dí dỏm như một số bạn tại đây. BH chỉ có trả lời kiểu nhát gừng hoặc đứt đoạn  ......các bạn cứ theo đó mà đoán ra vì đôi khi BH làm biếng post lên nguồn từ đâu hoặc làm ra kiểu u u minh minh để các bạn tò mò đó thôi.

Học hỏi phải tìm kiếm mới thú !!!
CẦN PHẢI CÓ GÌ ĐỂ THỨC TỈNH?

Khổng Nhuận

Vấn để được đặt ra là: “Cần phải có gì để thức tỉnh?” Đây là một trong những vần đề hóc búa và gai góc ngay cả đối với hàng ngũ linh mục.

Trước đây, trong thời gian mò mẫm tìm chân lý, chính tôi đã nhiều lần tham vấn các linh mục quen biết (trên một vài lớp trong chủng viện) với một câu hỏi rất nghiêm chỉnh : Làm cách nào để biết mình thức tỉnh?

Hầu hết các Ngài đều trợn mắt lên tưởng như tôi từ cung trăng rớt xuống. Có lẽ trong đời linh mục của các Ngài, chưa ai đặt ra cho một một vấn nạn nghe rất quen thuộc trong Phúc âm, nhưng không dễ trả lời chút nào.

Có vị ân cần bảo: Phải giữ mình cho sạch tội trọng, vì Chúa đến như kẻ trộm.

Tôi tâm sự: Cả mấy năm nay, em không mắc tội trọng, ngoài tội lo ra vớ vẩn. Còn chuyện giờ Chúa gọi, ai cũng biết phải đối diện với nó, nhưng có mấy ai chuẩn bị cho giờ kinh khủng ấy, trừ một số người nằm liệt giường liệt chiếu, biết sức khoẻ mình sắp tàn và giờ phút từ giã cõi trần sắp tới, mà trong lòng vẫn còn vương vấn cõi trần, và rất hoang mang không biết mình sẽ ra sao sau khi chết -

"Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?" (Ga 14:5) Rõ ràng vẫn chưa phải là tỉnh thức, vì em nghe nói thức tỉnh là tình trạng cực kỳ sáng suốt và bình an. Nếu vẫn còn lo sợ, bối rối thì chứng tỏ đang ngủ mê chứ làm sao gọi là thức tỉnh được?

http://tamlinhvaodoi.net/thuctinh/tt03.htm

Còn gì tuyệt vời hơn khi tôi sẽ được biết hết như Thiên Chúa biết tôi. Nhờ đâu tôi được biết ? Đức Giêsu đã tuyên bố mạnh mẽ:

"Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.10 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho….Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao? " (Lc 11:9-13).

Cha không ban cho chúng ta nhà lầu xe hơi, tiền bạc như núi, nhưng Cha sẽ ban cho chúng ta Thánh Thần, chính nhờ Thần Khí Thiên Chúa mà chúng ta có lối nhìn mới với Ánh mắt tâm linh trong suốt giúp chúng ta sống thức tỉnh dễ dàng hơn: Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt; còn những ai sống theo Thần Khí, thì hướng về những gì thuộc Thần Khí. Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an. (Rm 8:5-6). Hướng về ở đây chính là nhìn mọi vấn đề bẳng Ánh mắt tâm linh, giúp chúng ta thức tỉnh sáng suốt ngay trên chốn hồng trần đầy bóng tối và hỗn loạn này.

http://tamlinhvaodoi.net/thuctinh/tt03.htm

Bài này không đề tên tác giả, hay là của ......ĐTH chăng ??? 
ĐỜI SỐNG BÊN KIA CỬA TỬ

Tác giả: NGUYỄN THỊ HAI

LỜI TỰA

Cửa Tử là cửa mà mọi người đều phải bước qua ! Vì sự bí mật cùa nó mà lắm người nơm nớp, lo âu và sợ hãi ! Họ sợ không biết mình sẽ đi về đâu, sẽ đến đâu và sẽ làm gì ? Họ sợ mình đã phạm lỗi ít nhiều, nay mình chết rồi, mình phải chịu sự hình phạt nào cho xứng đáng ? Mình có bị ngồi bàn chông, đầu đội chậu máu không ? Mình có bị cắt tai, cắt lưỡi không ? Ôi ! nghĩ tới bao nhiêu thì sợ hãi bấy nhiêu !

Nhưng quí bạn chớ quá kinh hoàng và buồn bực ! Biết rằng: Có tội phải trừng: nhưng trước lòng bác ái và minh triết của Đức Từ Phụ, tội nhơn phải đi vào qui luật tùy theo tội của mình nặng, nhẹ. Chính cái luật thiêng liêng đó dìu dắt mình bước qua các “ải”, rồi cũng chính cái luật thiêng liêng đó đưa mình từ từ đến cõi Bồng Lai Tiên Cảnh ! Các cửa “ải” nầy cũng như những viên đá nam châm thu hút tội nhơn. Hễ tội nhỏ thì cái “ải” nhỏ; tội lớn thì cái “ải” lớn. Mấy cái “ải” nầy tượng trưng bảy cảnh của cõi Trung giới, thanh, trược khác nhau. Cảnh thứ bảy thấp nhất sánh với cái ải lớn. Nó có một thứ từ điển xấu xa, và những vong linh thô tục; nó thu hút những người ô trược, say sưa, trộm cướp và dâm dật v.v…

Còn cảnh thứ nhất thì thanh bai, tốt đẹp, nhẹ nhàng, siêu việt. Nó thu hút những linh hồn trong sạch, hiền hòa, đạo đức. Chỉ có thể thôi ! Chớ thật ra, Đức Thượng Đế không có phạt ai cả ! Không có cưa ai cả ! Vì lẽ thứ nhất, người chết đâu còn có xác mà cưa ? Vì lẽ thứ nhì : Đức Từ Phụ của chúng ta giàu lòng bác ái đâu nỡ cưa con, nấu dầu con, mà Ngài để cho con tự sửa mình. Nếu con không sửa mình cứ làm sái, thì con sẽ bị rút vào cảnh thấp, chung sống với đồng bọn thấp hèn; đợi bao giờ cho tánh xấu sẽ tiêu mòn và sẽ trở thành tiêu cực trong mấy ngàn năm dài đăng đẳng: vì không được bồi bổ - (tỷ như thèm ăn, thèm uống rượu, thèm tà dâm mà không được thỏa mãn) - bấy giờ linh hồn mới nhẹ nhàng mà thăng lên cảnh cao hơn.

Sự đền tội xem dường quá nhẹ, nhưng nó kéo dài như vô tận, có khi cả chục ngàn năm trong cảnh bất mãn: vì các tánh xấu không có dịp hoành hành, mà phải trở thành tiêu cực. Thời gian dài ấy rất cần kíp cho tội lỗi tiêu mòn ! Nhưng trong khi đền tội đó, nếu có được một vị cứu tinh nào đến chỉ daỵ cách thức tu hành để tự cải sửa, thì tội sẽ tiêu mòn mau lẹ. Nhơn đó, sự cầu nguyện cho người chết có được các vị Thiên Thần giúp đỡ, chỉ dạy, là điều cần kíp !

Hỡi quí bạn đang buồn rầu kia ! Hãy vui lên và tràn trề hy vọng được cứu rỗi, nếu quí bạn sẵn sàng quên mình, độ chúng, đem tình thương xóa bỏ mọi lỗi lầm của kẻ khác và dang tay ôm vào lòng mình tất cả mọi người dưới thế gian !

Saigon ngày 7 tháng 1 năm 1973

Tác giả : NGUYỄN THỊ HAI Nếu ta tin ở lòng bác ái của Đức Từ Phụ, thì sẽ yên lòng mà giao phó đời ta trong tay Ngài. Trong lúc ta sống, Ngài ưu đãi ta – (nếu đời ta cao thượng) – thì không có lý do gì, khi ta chết, Ngài lại cất lộc ta, và làm cho ta phải bị đau khổ sao ?

Nếu ta có được đức tin nầy, thì ta không còn sợ chết nữa.  

Sự chết chỉ là một giai đoạn cần yếu cho sự tiến hóa của ta. Nó không phải là kẻ nghịch của ta, mà là một người bạn tốt; và cõi chết không phải một nơi kẻ du hành đi không bao giờ trở lại…

Nó cũng không phải là nơi tăm tối, u minh, đưa người đến khoảng trống không, ghê rợn; và hễ ai bị rơi vào đó, thì phải mất tiêu !


....................
....................
....................


http://www.thongthienhoc.com/sach%20...20cua%20tu.htm


Bạn BH,

BP đã đọc bài này rồi, nếu không lầm thì tác giả là Khổng Nhuận, 1 trong các tác giả của Tiếng Nói Giáo dân, nhưng bâY giờ không hiểu sao lại không còn tên trong danh sách các tác giả của website TNGD nữa.

Trang nhà của SP Khổng Nhuận là

www.tamlinhvaodoi.net/
BP vô lại website taminhvaodoi.net, tìm bài Đại bàng gà thì thấy đề là : "phóng tác theo câu chuyện của LM Anthony de Mello." Như vậy là của SP Khổng Nhuận phóng tác rồi. Và vì nó nằm trong khu vực có tên Thức Tỉnh, bài nào cũng ký tên KN.
MẠO HIỂM

Đề tài thảo luận của Minh Sư là Sự Sống.

Ngày kia Minh Sư thuật lại việc ngài gặp gỡ viên phi công đảm trách việc chuyên chở những người lao động từ Trung Hoa sang Miến Điện trong thời Đệ-Nhị Thế-Chiến để lo xây đắp những đường sá qua rừng rú. Chuyến bay thật dài và thật chán nản nên đám người lao động chơi trò đánh bạc. Vì không có tiền, họ đã đem mạng sống ra để đánh bạc - người nào thua phải nhảy khỏi máy bay không dù!
Các đệ tử kinh-hoảng la lên: "Ghê quá!"
Minh Sư nói: "Đúng thế. Nhưng đó mới làm cho cuộc đánh bài trở nên hào hứng."
Về sau, cũng trong ngày đó, ngài nói thêm: "Các con không bao giờ sống những giây phút trọn vẹn như thế cho bằng khi các con đánh bạc với chính sinh mệnh của các con."
TỬ VONG
Có một đệ tử van xin Minh Sư chỉ bảo sự Minh Triết, ngài nói: "Con hãy làm thử điều nầy: nhắm nghiền mắt lại và tưởng tượng con bị rơi xuống vực thẳm với mọi sinh vật bị cuốn lôi theo con. Mỗi lần con bám vào bất cứ vật gì để chận con lại cho khỏi bị rơi thì con hãy biết rằng vật đó cũng đang rơi.”
Đệ tử đã thử như thế và anh ta không bao giờ còn là một người như trước nữa.

GIẢI THOÁT

“Làm thế nào để con được giải thoát?"

Minh Sư đáp: "Hãy tìm cho ra ai đã trói buộc con."

Sau một tuần lễ, đệ tử đó trở lại và nói: "Dạ không ai trói buộc con hết.”

“Vậy tại sao con mong được giải thoát?"

Ngay lúc đó đệ tử được giác ngộ và lập tức anh ta cảm thấy tự do.

GIỚI HẠN

Minh Sư hết sức lịch sự đối với những giáo sư Đại học thăm viếng ngài nhưng không bao giờ trả lời các câu hỏi của họ hay để bị lôi cuốn vào những biện minh thần học.

Các đệ tử ngạc nhiên vêà điều đó và ngài bảo họ: “Có thể nào nói về đại dương với một con ếch ngồi đáy giếng - hay về thần học với những người bị giới hạn bởi những quan niệm của họ.”



DẤN THÂN

Mặc dù rất ưu ái đối với mọi đệ tử, Minh-Sư không thể che giấu sự yêu chuộng những người sống “ngoài đời” như những cặp vợ chồng, thương-gia, nông-dân...hơn là những người đang sống trong tu viện.

Khi được hỏi về điều nầy, ngài nói: "Tu đức được thực thi trong một tình trạng họat động thì hơn hẳn tu đức được thực thi trong tình trạng ẩn dật.”



THIÊN NHIÊN

Một diễn giả cho biết chỉ một phần rất nhỏ của những số tiền khổng lồ mua bán vũ khí hiện nay sẽ đủ để giải quyết mọi vấn đề vật chất của toàn thể nhân loại.

Sau bài diễn văn, đương nhiên các đệ tử phản ứng như sau: "Vậy tại sao người ta ngu muội đến thế?"

Minh Sư trịnh trọng trả lời: "Bởi vì người ta chỉ biết đọc những quyển sách in mà thôi. Họ đã quên nghệ thuật đọc những quyển sách chưa hề xuất bản.”

Xin thầy cho chúng con một thí dụ về một quyển sách chưa hề xuất bản."

Nhưng Minh Sư không cho thí dụ nào.

Ngày kia, họ cứ dai dẳng hỏi, ngài đã trả lời như sau: "Tiếng chim hót líu lo, tiếng côn trùng rên-rĩ, tất cả đều vang vọng Chân Lý. Cỏ cây hoa lá chỉ cho ta Con Đường trở về. Các con hãy lắng nghe! Hãy nhìn xem! Chính đó là điều phải đọc!"
GIẢI THOÁT

“Làm thế nào để con được giải thoát?"
Minh Sư đáp: "Hãy tìm cho ra ai đã trói buộc con."
Sau một tuần lễ, đệ tử đó trở lại và nói: "Dạ không ai trói buộc con hết.”
“Vậy tại sao con mong được giải thoát?"
Ngay lúc đó đệ tử được giác ngộ và lập tức anh ta cảm thấy tự do.[/quote]


Có hai bố con kia dưới làng quê ngồi ngắm bầu trời ban đêm thật đẹp. Bầu trời đen thẳm và trong vắt ... Mặt trăng và các tinh tú trong dãy ngân hà trãi dài trên bầu trời như những hạt kim cương lóng lánh, như những chiếc đèn lung linh ...
Trước khung cảnh đẹp đến nín thở đó, đứa bé chợt thốt lên ...
- Bố ơi, bầu trời và những trăng sao kia đẹp qúa, ai đã làm ra vậy bố ...
- Có lẻ có một đấng gọi là thượng đế đã làm ra đó con.
Hai bố con lại ngồi ngắm trăng sao được một đỗi, chợt nghe có tiếng dế kêu, côn trùng rĩ rả và tiếng cóc nhái ễnh ương vang lên, đứa bé lại thắc mắc ...

- Bố ơi, nếu bây giờ có một con ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn lên bầu trời thì nó có biết là Thượng đế đã làm ra bầu trời này không?
- Có chứ!
- Thế ...nó có biết thượng đế là ai không bố?

Ông bố im lặng suy nghĩ một lúc rồi chậm chạp trả lời ...
- Có lẻ nó nghĩ đó là một con ếch thật to ... 



Có hai bố con kia dưới làng quê ngồi ngắm bầu trời ban đêm thật đẹp. Bầu trời đen thẳm và trong vắt ... Mặt trăng và các tinh tú trong dãy ngân hà trãi dài trên bầu trời như những hạt kim cương lóng lánh, như những chiếc đèn lung linh ...

Trước khung cảnh đẹp đến nín thở đó, đứa bé chợt thốt lên ...
- Bố ơi, bầu trời và những trăng sao kia đẹp qúa, ai đã làm ra vậy bố ...
- Có lẻ có một đấng gọi là thượng đế đã làm ra đó con.

Hai bố con lại ngồi ngắm trăng sao được một đỗi, chợt nghe có tiếng dế kêu, côn trùng rĩ rả và tiếng cóc nhái ễnh ương vang lên, đứa bé lại thắc mắc ...

- Bố ơi, nếu bây giờ có một con dế ở trong hang nhìn lên bầu trời thì nó có biết là Thượng đế đã làm ra bầu trời này không?
- Có chứ!
- Thế ...nó có biết thượng đế là ai không bố?

Ông bố im lặng suy nghĩ một lúc rồi chậm chạp trả lời ...
- Có lẻ nó nghĩ đó là một con dế thật to ...
mến ,
minhb .
THIÊN ĐÀNG

Một đệ tử bị ám ảnh bởi ý nghĩ về cuộc sống sau khi từ trần; Minh Sư nói với anh: "Tại sao con phải mất thời giờ nghĩ tới thế giới bên kia?"

"Nhưng có thể nào không nghĩ tới được sao?”

“Được chứ.”

“Như thế nào?”

“Bằng cách sống trên thiên đàng, ngay tại bây giờ và nơi đây.”

“Và thiên đàng ở đâu?”

“Ở tại nơi đây và bây giờ."
HIỆN TẠI

Khi các đệ tử xin một công thức về linh đạo để theo đó mà thực tập, Minh Sư chỉ trả lời giản dị như sau: "Hà! Hãy lắng nghe!"

Và khi họ nghe âm thanh của đêm trường ở bên ngoài tu viện, Minh-Sư ngâm bài thơ ngắn sau đây:

"Tuy cái chết gần kề

nhưng không hề lo lắng,

Ve sầu vẫn ve ve."
 
NHẬN THỨC
“Thức giác mang lại lợi ích gì cho thầy?"
"Sự an vui.”
“Và an vui là gì?”
“Là nhận chân rằng khi mất hết mọi sự, ta chỉ mất một món đồ chơi thôi."
TIN TƯỞNG
Minh Sư thường nhấn mạnh sự thánh thiện không hệ tại ở điều mình "làm" cho bằng điều mình 'cho phép' xảy ra.
Vì một số đệ tử không hiểu rõ điều đó, nên Minh Sư trả lời bắng cách thuật câu chuyện sau đây:
Có một con rồng một chân ngày kia nói với con rết (trăm chân) như sau: "Làm sao bạn có thể điều khiển tất cả bao nhiêu chân đó được? Riêng tôi, tôi chỉ có thể điều khiển mỗi một chân mà thôi."
Con rết (trăm chân) trả lời: "Thật ra, tôi chả điều khiển gì hết."
TIẾNG ĐỘNG
Mỗi ngày Minh Sư bị người ta tới tấp đặt những câu hỏi mà ngài phải trả lời nghiêm nghị, bông đùa, lịch sự hay cứng rắn.
Có một nữ đệ tử luôn ngồi trong thinh lặng suốt mỗi buổi diển thuyết.
Khi người ta hỏi chị nghĩ gì về các buổi diển thuyết đó, chị trả lời: “Tôi không nghe được một tiếng nào của ngài. Tôi bị lo ra vì sự im lặng của ngài.”
PHẦN NĂM



TƯ DUY

Một triết gia nói: "Tại sao thầy coi thường tư duy? Chính tư duy là dụng cụ độc nhất để san định thế giới."

"Đúng thế! Nhưng tư duy có thể san định thế giới một cách tốt đẹp đến nỗi người ta không thể nhìn thấy thế giới được nữa."

Về sau, Minh Sư nói với đệ tử: "Tư duy là một màn ảnh, chứ không phải là kiếng soi; đó là lý do vì sao các con sống trong một chiếc vỏ tư duy kín mít mà không để cho Thực Tại chạm đến mình được."



TIẾT LỘ
Các tu sĩ thuộc một tu viện lân cận xin Minh Sư giúp đỡ họ làm dịu một cuộc đấu khẩu bùng nổ giữa họ. Họ nghe đồn là Minh Sư đã khai triển một kỹ thuật chắc chắn sẽ mang lại yêu thương và hòa hợp cho bất cứ nhóm nào.
Nhân cơ hội nầy, Ngài tiết lộ như sau: "Khi các con ở với người nào hay nghĩ tới người nào, các con nên tự nhủ: Tôi đang hấp hối và người nọ cũng đang hấp hối, đồng thời các con cố-gắng cảm nghiệm chân lý của những lời mà các con đang nói. Nếu mỗi một người trong các con chấp nhận thực hành điều nầy, sự cay đắng sẽ tan biến ngay để nhường chỗ cho sự hòa điệu."

Nói rồi, Minh Sư bỏ đi.
RỘNG LƯỢNG

Một người bán hàng tạp hóa đến gặp Minh Sư và nói trong sự lo lắng: ở trước cửa tiệm của ông, một gian hàng đồ sộ vừa khai trương và sẽ lấy hết khách hàng của ông. Gia đình ông đã khai thác cửa hàng đó từ non một thế kỷ - và nếu phải dẹp tiệm là một sự đổ vỡ hoàn toàn vì ông không rành nghề nào khác.

Minh Sư bảo: "Nếu bạn lo sợ người chủ gian hàng đồ sộ kia, bạn sẽ ghét cay ghét đắng ông ta. Và sự ghen ghét sẽ gây ra sự thiệt hại cho bạn."

Người bán hàng tạp hóa tức tối la lên: "Tôi sẽ làm gì?"

"Mỗi sáng mai, bạn hãy ra khỏi cửa tiệm của bạn, chúc phúc và cầu mong cho nó mọi điều thịnh vượng. Rồi thì quay mặt về phía gian hàng đồ sộ kia, bạn cũng chúc phúc như thế."

“Ngài nói sao? Tôi phải chúc phúc cho kẻ cạnh tranh phá hoại tôi?”

“Bất cứ lời chúc phúc nào của bạn đối với cửa tiệm kia đều sẽ quay trở về với bạn. Bất cứ lời chúc dữ nào đều sẽ tác hại bạn."

Sau sáu tháng, người bán hàng tạp hóa trở lại cho biết là ông đã phải dẹp tiệm như ông đã lo sợ, nhưng giờ đây, ông đang điều hành gian hàng đồ sộ kia và công việc doanh thương phát đạt hơn bao giờ hết.
TỘI LỖI
Một trong những giáo huấn chói tai - mà cũng thú vị - của Minh-Sư là Thượng Đế gần gũi kẻ có tội hơn là người thánh thiện.

Ngài giải thích như sau: Thượng Đế ở trên thiên đàng nắm mỗi người ở đầu một sợi dây. Khi người ta phạm tội, sợi dây đó bị cắt đứt. Bấy giờ Thượng Đế cột lại bằng cách làm một nút thắt - và như vậy, Ngài kéo họ lại gần Ngài hơn. Và cứ thế, mỗi khi tội lỗi cắt đứt sợi dây thì Thượng Đế lại buộc một nút thắt mới để kéo chúng ta lại gần Ngài hơn nữa.
CHỮA TRỊ

Một người bị giao động tinh thần đến gặp Minh Sư để xin giúp đỡ. Ngài nói: "Con có thực sự muốn được chữa trị hay không?"

“Nếu không phải thế, con đến đây làm gì?”

“Vâng, đó là điều mà đại đa số thường làm.”

“Để làm gì?”

“Không phải để được chữa trị, vì đau đớn lắm, nhưng chỉ để xoa dịu vết thương mà thôi."

Minh Sư đã đưa ra nhận xét nầy cho các đệ tử: "Những ai muốn chữa trị mà không đau đớn, chẳng khác gì người muốn tiến bộ nhưng không chấp nhận thay đổi."
CHỮA TRỊ
Một người bị giao động tinh thần đến gặp Minh Sư để xin giúp đỡ. Ngài nói: "Con có thực sự muốn được chữa trị hay không?"

“Nếu không phải thế, con đến đây làm gì?”

“Vâng, đó là điều mà đại đa số thường làm.”

“Để làm gì?”

“Không phải để được chữa trị, vì đau đớn lắm, nhưng chỉ để xoa dịu vết thương mà thôi."

Minh Sư đã đưa ra nhận xét nầy cho các đệ tử: "Những ai muốn chữa trị mà không đau đớn, chẳng khác gì người muốn tiến bộ nhưng không chấp nhận thay đổi." 



thân chào !

hay hay hay cho cái câu muốn chữa mà ko đau ...chẳng khác kẻ muốn tiến mà ko chịu đi......lên.....!

nếu suy cho kỹ thì có phải khi hư/bịnh thì cần chữa...??? và chữa thì hết bịnh......??? cũng như tu là xửa vậy tu cũng là chữa bịnh....mà tu là trả nghiệp cũng như bịnh là nghiệp...cho nên chữa hay tu hay xửa thì có khác nào có nợ thì trả...và có nợ thì cũng là bịnh là hư cần phải xửa chữa.....cho nên khi vay nợ tức là nghiệp thì coi như tâm thể bất an và lu mờ tâm chí nên ko còn sáng nữa. chừ khi trả xong nghiệp ko thì chưa thể hết bịnh hết hư...cho nên kẻ muốn hết nghiệp mà ko chụi trả quả khác nào muốn đi mà ko muốn đứng dậy chỉ mong người bỏ lên cáng khiêng...rồi than trách...phải ko...bạn hiền BH..??? hay hay lăm.

thế mà có kẻ nói tâm vô nhất vật thì sao có gì trả hay nợ....??? nên họ cứ ăn thịt cá cứ vay rồi dùng câu này mà cãi....dc thôi ăn đi rồi cứ nói ăn mà ko ăn....mai này khi bị kẻ khác giết ăn thì cũng nên coi là ko có gì cứ tự nhiên cho người ăn thì mới thật là tâm vô nhất vật...phải ko...??? đây cũng là cái loại muốn hết nợ nhưng ko chịu trả.....!nực cười quá...!

thân chào

đức khùng

--------------------------------------------------------------------------------
thế mà có kẻ nói tâm vô nhất vật thì sao có gì trả hay nợ....??? nên họ cứ ăn thịt cá cứ vay rồi dùng câu này mà cãi....dc thôi ăn đi rồi cứ nói ăn mà ko ăn....mai này khi bị kẻ khác giết ăn thì cũng nên coi là ko có gì cứ tự nhiên cho người ăn thì mới thật là tâm vô nhất vật...phải ko...??? đây cũng là cái loại muốn hết nợ nhưng ko chịu trả.....!nực cười quá...!

thân chào

đức khùng 



Chào bạn Đức Nguyễn,

BH để ý thấy bạn ăn chay trường, lại còn muốn tiếp tục tăng mức độ thanh lọc cơ thể bằng cách ăn toàn trái cây, hoa quả. Điều này theo BH thì nếu ai thực hiện được thì quá ư là tuyệt vời vì thật ra người làm được điều này, đếm trên đầu ngón tay.

Ăn thịt cá bây giờ không được an toàn cho sức khoẻ nói chung vì kỹ nghệ chăn nuôi khác xưa rất nhiều. Các nhà kỹ nghệ chăn nuôi vì lợi nhuận nên dùng nhiều hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trụ sinh....rất tàn hại cho cơ thể của con người.

Nhưng ăn chay (rau củ hoa quả, đậu nành, nói chung là thực vật) thì cũng không thoát khỏi lòng tham của con người. Họ sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích cho thực vật và GMF đa số cho sản xuất đậu nành.

Bây giờ ai có tiền thì ra tiệm Health Food mua mấy đồ Organic nhưng giá cả thì mắc gấp hai gấp ba lần mấy loại kia.

Những người tiền sử thì BH tin họ ăn củ quả hoa lá, nhưng khi khí hậu thay đổi, mấy thứ đó hiếm hoi nên họ vì sinh tồn nên mới bắt đầu ăn thử thịt thú vật, họ cũng từ từ biết cách dùng lửa nên nướng BBQ  , đất đa số là những cánh đồng cỏ nên không thể nhá được, chắc có thử nhưng té re  Bộ răng và ruột của con người ngày nay chứng tỏ con người chính là sử dụng thực vật, nhưng vì tập quán, thói quen ngàn đời nên rất khó bỏ. Có thể liệt con người là loại ăn tạp như heo cũng không sai.

Ăn chay hay ăn mặn tuổi đời cũng ngang nhau và bệnh tật cũng không khác nhau là mấy. Thực ra con người ăn cá thịt chỉ là đồ ăn đưa miệng, rau cơm là chính. Có ai ăn toàn thịt như mấy con súc vật chuyên ăn thịt đâu.

Còn về vấn đề đạo đức thì đương nhiên ăn chay là quá đúng đắn nhưng theo BH, con người ăn gì cũng được, đừng quá chấp vào miếng ăn vì miếng ăn là miếng tồi tàn, ăn chay mà chế biến đủ thứ lại còn phàm ăn thì cũng trớc wớc 

Cái đưa vô không quan trọng bằng cái đưa ra. Đưa ra từ bên dưới thì biết quá, ai cũng không chịu nổi mùi của người khác, của mình thì ráng vậy  Đưa ra ở trên bằng miệng thì lời nói độc ác, lưỡi hai ba chiều, vì không xương nên nhiều đường lắc léo....

Tóm lại, theo BH tâm chay quan trọng hơn thực phẩm chay, vì chấp nên dễ sinh ra tâm phân biệt ta người. Không biết bạn già có đồng một ý với BH không




 (nước suối có ga, bảo đảm an toàn cho huynh  )

Quote :
Originally Posted by BonHat
Chào bạn Đức Nguyễn,

BH để ý thấy bạn ăn chay trường, lại còn muốn tiếp tục tăng mức độ thanh lọc cơ thể bằng cách ăn toàn trái cây, hoa quả. Điều này theo BH thì nếu ai thực hiện được thì quá ư là tuyệt vời vì thật ra người làm được điều này, đếm trên đầu ngón tay.

Ăn thịt cá bây giờ không được an toàn cho sức khoẻ nói chung vì kỹ nghệ chăn nuôi khác xưa rất nhiều. Các nhà kỹ nghệ chăn nuôi vì lợi nhuận nên dùng nhiều hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trụ sinh....rất tàn hại cho cơ thể của con người.

Nhưng ăn chay (rau củ hoa quả, đậu nành, nói chung là thực vật) thì cũng không thoát khỏi lòng tham của con người. Họ sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích cho thực vật và GMF đa số cho sản xuất đậu nành.

Bây giờ ai có tiền thì ra tiệm Health Food mua mấy đồ Organic nhưng giá cả thì mắc gấp hai gấp ba lần mấy loại kia. 


bạn già ko phải khùng ăn chay mà cứ khư khư chữ chay đâu.....mình thật ra chỉ dữ hai chữ âm dương và cái gì cũng có hai mặt.....còn ai ăn chi cũng mặc miễn là phải trả xòng phẳng thì dù ăn thịt người cũng có gì là lạ...."cũng như chúa ko ăn chay nhưng trả xòng phẳng là dc" vì ăn chay cũng là sát sinh mà thôi chỉ là vay ít hơn ăn thịt ...bởi bao nhiêu cọng rau cây cỏ mới dc một chút thịt.....??? cũng như chuyện thịt cá bây giờ họ nuôi công nghệ ko tốt nhưng rau quả có khác gì.......!

Quote :
Những người tiền sử thì BH tin họ ăn củ quả hoa lá, nhưng khi khí hậu thay đổi, mấy thứ đó hiếm hoi nên họ vì sinh tồn nên mới bắt đầu ăn thử thịt thú vật, họ cũng từ từ biết cách dùng lửa nên nướng BBQ  , đất đa số là những cánh đồng cỏ nên không thể nhá được, chắc có thử nhưng té re  Bộ răng và ruột của con người ngày nay chứng tỏ con người chính là sử dụng thực vật, nhưng vì tập quán, thói quen ngàn đời nên rất khó bỏ. Có thể liệt con người là loại ăn tạp như heo cũng không sai. 

bạn già có nghe câu này chưa...? " lòng người hoá xấu địa hình hoá dơ " bởi lẽ chúng ta sinh lòng tà nên đất hoá khô cằn cây lương thực tốt ko mọc nên khan hiếm và từ từ sinh ra kiếm cái khác bù vào chỗ thiếu hút trong bụng....nên ăn thịt cá là phải, nhưng do lòng người chứ ko phải thiên địa....thí dụ như nếu phía bắc lạnh ko có quả ngọt thì nam di như VN chẳng hạn có phải có soài ăn ngọt miệng mà thơm ko...???

Quote :
Ăn chay hay ăn mặn tuổi đời cũng ngang nhau và bệnh tật cũng không khác nhau là mấy. Thực ra con người ăn cá thịt chỉ là đồ ăn đưa miệng, rau cơm là chính. Có ai ăn toàn thịt như mấy con súc vật chuyên ăn thịt đâu. 

chuyện tuổi đời khác biệt thì khùng ko biết nhưng chuyện ăn trái cây thì ít bịnh và ko khổ nhiều như ăn thịt cá vì nội cái mùi hôi cũng khổ và răng hư cũng khổ v.v.....

Quote :
Còn về vấn đề đạo đức thì đương nhiên ăn chay là quá đúng đắn nhưng theo BH, con người ăn gì cũng được, đừng quá chấp vào miếng ăn vì miếng ăn là miếng tồi tàn, ăn chay mà chế biến đủ thứ lại còn phàm ăn thì cũng trớc wớc 

Cái đưa vô không quan trọng bằng cái đưa ra. Đưa ra từ bên dưới thì biết quá, ai cũng không chịu nổi mùi của người khác, của mình thì ráng vậy  Đưa ra ở trên bằng miệng thì lời nói độc ác, lưỡi hai ba chiều, vì không xương nên nhiều đường lắc léo.... 

đúng ăn chay thì tốt nhưng ko nhất thiết là Đạo đức vì Đạo Đức thì phải chỉ có hít hơi mà ssống mới thật là Đạo Đức

Quote :
Tóm lại, theo BH tâm chay quan trọng hơn thực phẩm chay, vì chấp nên dễ sinh ra tâm phân biệt ta người. Không biết bạn già có đồng một ý với BH không



chay tâm thì có nghĩa là luôn mong ko sát sinh ko hại ai dù là thú hay người hoặc vật.....chứ ăn chay mà lúc nào cũng muốn hại người thì chay làm gì......? còn chuyện mình hay dùng ăn gì là ám chỉ cái nghiệp vay trả chứ ko phân biệt đâu bạn già......nếu phân biệt thì ai khùng toi cũng nói và khinh khi rồi.....bởi lẽ có nhiều người cứ dựa vào cái câu vô nhất vật rồi tự tung tự tác muốn làm gì cũng dc sau đó nói ko có gì......nên khùng muốn dùng vài lý lẽ coi nó có thoát dc cái luật công bằng hay ko......??? cho nên khùng chỉ niệm công bằng là hễ có đi thì có lại mà thôi.....chứ ai ăn gì thì họ tự trả mình có mắc mớ gì......?

àh khùng bây giờ ko uống nước có gas. vì nó bế tác kinh mạch khó chịu lắm...chỉ ăn dưa hấu...hay lâu lâu nấu chè đậu ăn.......!

thân chào

đức khùng

-HỌC THUYẾT

Một du khách tự cho rằng mình không cần phải truy tầm Chân Lý vì đã tìm gặp trong tín ngưỡng của tôn giáo mình, Minh Sư lên tiếng nói với ông:

"Xưa có một sinh viên không thể nào trở thành toán học gia được vì tin tưởng mù quáng vào các đáp số in ở cuối cuốn sách toán - và mỉa mai thay, những đáp số đó đều trúng hết!"



NIỀM TIN

Minh Sư trích dẫn lời nói của triết gia Aristote: "Trong việc truy tầm Chân Lý, điều xem ra tốt hơn và thực sự cần thiết là từ bỏ những gì mà chúng ta rất mực tha thiết." Và rồi ngài thay thế chữ "Chân Lý" bằng "Thượng Đế".

Về sau, một đệ tử hỏi ngài: "Trong việc truy tầm Thượng Đế, con sẵn sàng từ bỏ tất cả: sự giàu sang, bè bạn, gia đạo, quê hương xứ sở và chính cả mạng sống con nữa. Một con người còn phải từ bỏ gì nữa không?"

Minh sư trả lời một cách điềm tĩnh: "Từ bỏ cách họ tin về Thượng Đế!"

Đệ tử buồn bã bỏ đi vì anh ta cố bám víu vào những điều mà anh ta xác tín. Anh ta sợ “điều không biết” hơn là sợ tử thần.



PHI GIÁO HUẤN

Một du khách hỏi: "Minh Sư dạy bạn điều gì?"

Đệ tử trả lời: "Không dạy gì hết.”

“Vậy tại sao ngài thuyết giảng?”

“Ngài chỉ đường mà thôi. Ngài không dạy điều gì hết."

Khách vẫn không hiểu, do đó đệ tử nói rõ thêm: "Nếu Minh Sư giảng dạy, chúng tôi sẽ biến những điều giáo huấn của ngài thành những tín điều. Minh Sư không quan tâm đến những gì chúng tôi tin mà chỉ quan tâm đến những gì chúng tôi trông thấy."

Cám ơn Hỷ huynh đã đưa lên trong thread: Học hỏi TÂM ĐẠO trong Cựu Ước.

12. Cách ăn chay đẹp lòng Thiên Chúa - Isaia 58, 1-12
3 Chúng nói: "Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy,
chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?"
Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi,
vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình.

4 Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã,
để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn.
Chính ngày các ngươi muốn ăn chay
để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm,
thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách.

5 Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng
trong ngày con người phải thực hành khổ chế?
Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau,
nằm trên vải thô và tro bụi,
phải chăng như thế mà gọi là ăn chay
trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Ðức Chúa?


6 Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao:
mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,
trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm?

7 Chẳng phải là chia cơm cho người đói,
rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ;
thấy ai mình trần thì cho áo che thân,
không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?


10 nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói,
làm thoả lòng người bị hạ nhục,
thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối,
và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ.

11 Ðức Chúa sẽ không ngừng dẫn dắt ngươi,
giữa đồng khô cỏ cháy, Người sẽ cho ngươi được no lòng;
xương cốt ngươi, Người sẽ làm cho cứng cáp.
Ngươi sẽ như thửa vườn được tưới đẫm
như mạch suối không cạn nước bao giờ.

HỌC THUYẾT

Một du khách tự cho rằng mình không cần phải truy tầm Chân Lý vì đã tìm gặp trong tín ngưỡng của tôn giáo mình, Minh Sư lên tiếng nói với ông:

"Xưa có một sinh viên không thể nào trở thành toán học gia được vì tin tưởng mù quáng vào các đáp số in ở cuối cuốn sách toán - và mỉa mai thay, những đáp số đó đều trúng hết!"



NIỀM TIN

Minh Sư trích dẫn lời nói của triết gia Aristote: "Trong việc truy tầm Chân Lý, điều xem ra tốt hơn và thực sự cần thiết là từ bỏ những gì mà chúng ta rất mực tha thiết." Và rồi ngài thay thế chữ "Chân Lý" bằng "Thượng Đế".

Về sau, một đệ tử hỏi ngài: "Trong việc truy tầm Thượng Đế, con sẵn sàng từ bỏ tất cả: sự giàu sang, bè bạn, gia đạo, quê hương xứ sở và chính cả mạng sống con nữa. Một con người còn phải từ bỏ gì nữa không?"

Minh sư trả lời một cách điềm tĩnh: "Từ bỏ cách họ tin về Thượng Đế!"

Đệ tử buồn bã bỏ đi vì anh ta cố bám víu vào những điều mà anh ta xác tín. Anh ta sợ “điều không biết” hơn là sợ tử thần.



PHI GIÁO HUẤN

Một du khách hỏi: "Minh Sư dạy bạn điều gì?"

Đệ tử trả lời: "Không dạy gì hết.”

“Vậy tại sao ngài thuyết giảng?”

“Ngài chỉ đường mà thôi. Ngài không dạy điều gì hết."

Khách vẫn không hiểu, do đó đệ tử nói rõ thêm: "Nếu Minh Sư giảng dạy, chúng tôi sẽ biến những điều giáo huấn của ngài thành những tín điều. Minh Sư không quan tâm đến những gì chúng tôi tin mà chỉ quan tâm đến những gì chúng tôi trông thấy." 
NGUỒN GỐC

Hôm ấy là ngày sinh-nhật của một nữ đệ-tử.

Minh-Sư hỏi: "Con muốn món quà gì cho ngày sinh-nhật của con?"

Chị trả lời: "Điều gì có thể mang lại cho con sự thức giác."

Minh Sư mỉm cười: "Con ơi, hãy cho thầy biết, khi con sinh ra đời, con đã đi vào trần gian như một vì sao từ trên trời rơi xuống hay đã ra khỏi trần gian như một chiếc lá rụng khỏi thân cây?"

Suốt ngày, chị suy nghĩ câu hỏi lạ lùng đó của Minh Sư. Rồi bất chợt chị tìm thấy câu trả lời và đã đạt ngộ.




VẠCH TRẦN

Ngày kia, Minh Sư hỏi: "Theo các con, câu hỏi nào quan trọng nhất đối với vấn đề tôn giáo?"

Rất nhiều câu trả lời được đưa ra:

"Thượng Đế hiện hữu hay không?"

"Thượng Đế là ai?"

"Đường nào đưa ta tới Thượng Đế?"

"Có một đời sống sau khi chết không?"

Minh Sư đáp: "Không phải. Câu hỏi quan trọng nhất là như thế nầy: Tôi là ai?"

Các đệ tử được lãnh hội rõ ràng hơn khi nghe Minh Sư đàm thoại với một nhà thuyết giáo.

Minh Sư: "Vậy thì theo ngài, khi ngài chết, linh hồn ngài lên trời?"

Nhà thuyết giáo: "Vâng."

Minh Sư: "Và thể xác ngài còn lại trong mồ?"

Nhà thuyết giáo: "Vâng."

Minh Sư: "Nếu ngài cho phép tôi hỏi câu nầy: Còn ngài, ngài sẽ ở đâu?"

NHẬN DIỆN

“Con muốn được thấy Thượng Đế."

Minh Sư nói: "Con đang nhìn vào Ngài đấy.”

“Vậy tại sao con không thấy Ngài?”

Minh Sư đáp: “Tại sao con mắt không nhìn thấy chính nó?"

Về sau, ngài cắt nghĩa thêm: "Yêu cầu Thượng Đế tỏ mình ra thì chẳng khác gì yêu cầu một con dao tự cắt nó hay là một chiếc răng tự cắn nó."




NHẬN THỨC

"Mỗi lời nói, mỗi hình ảnh dùng để diễn tả Thượng Đế chỉ bóp méo hơn là trình bày."

“Vậy thì người ta phải nói về Thượng Đế như thế nào?”

“Bằng cách tịnh khẩu.”

“Vậy tại sao thầy nói ra lời?"

Minh Sư phá lên cười. Ngài nói: "Khi thầy nói, các con chớ nên nghe lời thầy. Các con hãy lắng nghe sự thinh lặng."

................

Ví dụ ngón tay và mặt trăng trong nhà thiền (BH) NGHĨA LÝ

Một khách hành hương nói với đệ tử: "Tôi đã vượt xa ngàn dặm để nghe Minh Sư nhưng tôi chỉ đón nhận những câu nói tầm thường."

"Bạn đừng nghe lời thầy. Bạn nên nghe sứ điệp của thầy.”

“Làm thế nào để nghe sứ điệp?”

“Bạn nên dừng lại ở một câu mà thầy nói. Bạn hãy lắc câu đó thật mạnh cho đến mọi từ ngữ rụng xuống hết. Và cái còn sót lại sẽ làm cho tâm can bạn bừng cháy lên."
TRỐNG RỖNG
Đôi khi, từng đoàn du khách ồn ào kéo đến, phá tan sự tĩnh mịch của tu viện.
Điều đó khiến các đệ tử khó chịu, nhưng đối với Minh Sư thì không, vì ngài xem ra thoải mái lúc thanh vắng cũng như khi ồn ào.
Ngày kia, thấy các đệ tử phản đối, ngài bảo: "Thinh lặng không phải là im tiếng động mà là vắng bóng bản ngã."
PHỤC VỤ
Ai cũng biết Minh Sư thích hành động hơn là thụ động. Tuy nhiên, ngài luôn nhấn mạnh đến hành động “sáng suốt”.
Các đệ tử muốn biết ngài có ý nói gì khi nhắc đến hai chữ "sáng suốt". Có phải ngài muốn nói sáng suốt là "có thiện ý" không?
Minh Sư đáp: "Ồ không phải đâu. Các con hãy xem một chú khỉ đã có thiện ý như thế nào khi kéo một con cá ra khỏi sông để cứu nó khỏi bị chết đuối trong nước."

BẢN CHẤT
Một khách hành hương hỏi: "Tôi phải làm gì để đạt tới sự thánh thiện?"
Minh Sư trả lời: "Hãy tuân theo con tim của bạn."
Khách tỏ ra hài lòng.
Tuy nhiên, trước khi khách ra về, Minh Sư thì thầm mấy tiếng sau đây: "Muốn tuân theo con tim của bạn, bạn phải có một thể xác tráng kiện."
SỰ TÁN DƯƠNG
Một người nghiện rượu hỏi Minh Sư: "Tu đức sẽ mang lại lợi ích gì cho tôi?"
Trả lời: "Một sự ngộ độc không cần đến tửu chất."
?????????
BỀ NGOÀI
Minh Sư thường nghi ngại những gì có vẻ khác thường. Theo ngài, sự thánh thiện chỉ tìm thấy trong những cái tầm thường.
Đối với một đệ tử cố gắng thực hành những hình thức khắc kỷ có vẻ lố bịch, người ta nghe Minh Sư tuyên bố: "Thánh thiện là điều bí ẩn, càng thánh thiện bao-nhiêu, càng ít phô trương bấy nhiêu."
SỰ THÁNH THIỆN
Một vị thuyết giảng không ngừng lặp đi lặp lại: "Chúng ta phải hội nhập Thượng Đế vào trong đời sống chúng ta". Minh Sư nói với ông: "Thượng Đế ở trong đời sống ta rồi. Công việc của chúng ta là nhận biết Ngài mà thôi."
THÂN THIỆN
“Con phải làm gì để yêu mến người lân cận?"
“Con phải chấm dứt việc chê ghét mình con."
Đệ tử suy nghĩ cẩn thận và chín chắn những lời nói đó và đã trở lại thưa như sau: “Con yêu mình con thái quá, vì con ích kỷ và quá chú trọng đến mình. Làm thế nào để con gạt bỏ những tính xấu đó đi?"

"Con phải thân thiện với chính bản thân con và cái tôi của con sẽ sung sướng, và điều này sẽ giúp con có tự do để yêu mến người lân cận."
KHẲNG ĐỊNH
Một bà vô cùng đau khổ sau khi con chết đã tìm tới Minh Sư để được an ủi.
Ngài kiên nhẫn ngồi nghe, trong khi bà kể lể câu chuyện thương tâm của mình.
Rồi Ngài nói bằng một giọng dịu dàng: "Tôi không thể lau khô nước mắt bà được. Tôi chỉ có thể chỉ vẽ cho bà cách thánh hóa những giọt nước mắt đó."
CỞI MỞ
Một cặp vợ chồng ưu tư đến phàn nàn cùng Minh sư rằng con họ đã bỏ rơi những truyền thống tôn giáo của gia đình và huênh hoang rằng mình là người tự do tư tưởng.
Minh Sư bảo họ: "Đừng quan tâm làm gì nếu cậu ta thực sự tự mình suy nghĩ. Ngọn Gió Vĩ Đại thế nào cũng nổi lên và mang cậu tới nơi mà cậu phải đến."
TRÓI BUỘC
Đối diện với một khách hành hương mộ đạo nhưng lo sợ, Minh Sư nói: "Tại sao bạn quá bất an như thế?"
Khách trả lời: "Con lo sợ không đạt được Phần Rỗi.”
“Và Phần Rỗi là gì?”
“Là sự Giải Thoát! Là sự Tự Do!"
Minh Sư phá lên cười rồi nói: "Vậy bạn bị 'bắt buộc' phải tự do à? Bạn bị 'trói buộc' trong việc tìm đường giải thoát à?"
Chính lúc bấy giờ, khách hành hương cảm thấy thanh thản và khỏi sợ hãi mãi mãi.
BẦN CÙNG
Một đệ tử từ phương xa tới, Minh Sư hỏi: "Con tìm kiếm gì?"
“Sự thức giác.”
“Con có kho tàng quí báu ở trong nhà của con. Tại sao con tìm kiếm ở bên ngoài?”
“Ngôi nhà có kho tàng quí báu của con ở đâu?”
“Chính là lòng thao thức tìm kiếm đã đến và ở trong con đó."

Ngay lúc ấy, đệ tử trực nhận sự thức giác. Nhiều năm về sau, anh ta khuyên bảo bạn bè:

"Hãy mở cửa ngôi nhà có kho tàng quí báu của bạn để hưởng thụ những vật quí báu đó."

--------------------------------------------------------------------------------
Last edited by BonHat : 08-24-2007 at 06:33 PM. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét