Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

cay thuoc nam chua ung thu

Xã hội
Một "bà thầy" bất đắc dĩ
14:50:00 06/11/2011
Vô tình chữa khỏi bệnh cho từ bài thuốc trong quyển sách cũ nát của ông nội để lại, nhiều người tìm đến nhờ chị Dung chỉ cho bài thuốc. Một số người uống khỏi bệnh, tiếng lành cứ thế đồn xa, vậy là từ một nông dân, một bà mẹ trong lúc nguy nan làm liều cứu con như chị Dung được thiên hạ phong là "thầy thuốc", là "lương y" cao tay một cách bất đắc dĩ…
Nhiều người bệnh rỉ tai rằng tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có "bà thầy" cao tay, chuyên trị các chứng thận hư, nhiều người nhờ bài thuốc bí truyền của "bà thầy" này mà thoát khỏi cảnh chạy thận, lướt qua lưỡi hái tử thần. Từ TP Hồ Chí Minh, lần theo lời đồn, sau chặng đường hơn 800km với bao thăm hỏi, kiếm tìm khó nhọc vậy mà khi gặp mặt, thật sốc khi nghe người phụ nữ luống tuổi được thiên hạ phong là "thầy" thổ lộ: "Tôi không phải là thầy bà, lương y… gì cả. Tôi tình cờ biết được bài thuốc, ai đau ai bệnh cần dùng thì tôi chỉ lại mà thôi".
Nhà của "bà thầy" được nhiều người bệnh gần xa tin có biệt tài chuyên trị các chứng thận hư nằm dưới chân núi Lý Thạch, thuộc địa phận thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 40km. Sau vài câu thăm hỏi, người phụ nữ dáng thấp đậm, nói giọng miền Trung đặc sệt, ôm bụng cười khi nghe các vị khách phương xa kính cẩn gọi mình là "thầy". Chị giới thiệu mình tên Đoàn Thị Dung, và chân tình thổ lộ: "Tôi như nhiều phụ nữ ở vùng này, hết lo việc đồng áng thì lo chăm sóc nhà cửa, cơm nước cho chồng con. Đến bây giờ, tôi vẫn là nông dân chính gốc".
Trước khi quyết định đến tìm "bà thầy" dưới chân núi Lý Thạch, chúng tôi tham khảo thông tin từ một số đồng nghiệp đã và đang "nằm vùng" tại Bình Định, qua đó nhận được nhiều thông tin lý thú. Một trong những người đó là chị Thu Hiền, phóng viên của một tờ báo có trụ sở tại Hà Nội, hiện thường trú tại TP Hồ Chí Minh.
Chị Hiền cho biết chị có người quen bị chứng thận hư nên khi biết tin về "bà thầy núi Lý Thạch", chị bán tín bán nghi, khăn gói đến tìm hiểu thực hư: "Qua hỏi thăm tôi được biết "bà thầy" kia chưa một lần trải qua trường lớp đông y, gia đình không có nghề truyền thống bốc thuốc chữa bệnh nên không có chuyện sở hữu bài thuốc gia truyền" - chị Hiền nhớ lại: "Một số người khác thì tận tình chỉ tôi tìm đến thôn Phước Thọ (xã Mỹ Hòa) tìm gặp cụ Nguyễn Thị Giàu, 71 tuổi, từng bị ung thư thận, bác sĩ chẩn đoán thời gian sống chỉ tính bằng ngày nhưng nhờ uống bài thuốc bí truyền của "bà thầy núi Lý Thạch" mà thoát khỏi bạo bệnh.
Tôi tìm đến nhà cụ Giàu với suy nghĩ điều ấy chẳng thể nào có thật. Nhưng thật bất ngờ, cụ Giàu và con gái cụ là chị Kim Anh cho biết với triệu chứng bí tiểu, người phù nề…, qua xét nghiệm, chẩn đoán, bác sĩ khẳng định cụ bị ung thư di căn khó có thể qua khỏi".
Chị Thu Hiền bộc bạch chị nhớ mãi gương mặt rạng rỡ của cụ Giàu lúc kể lại chuyện "thoát án tử". Cụ Giàu kể rằng đang lúc đau đớn và cùng đường thì gia đình biết được chị Dung ở dưới chân núi Lý Thạch có bài thuốc chữa bệnh thận hiệu nghiệm, con gái chị ấy cũng từng đứng bên vực thẳm của tính mạng nhờ bài thuốc mà tai qua nạn khỏi, nên tìm đến cầu may. "Ai ngờ… phước chủ may thầy, dùng được 3 thang thuốc thì thông tiểu, chỗ phù trướng trên cơ thể xẹp dần và khoảng 1 tuần sau thì cụ đi lại được và mạnh khỏe" - chị Hiền kể chuyện.
Chị Đoàn Thị Dung với một cây thuốc nam trong bài thuốc chữa bệnh thận.

Trở lại chuyện giáp mặt "bà thầy" núi Lý Thạch. Chúng tôi hỏi thăm câu chuyện "lướt qua lưỡi hái của tử thần" của cụ Giàu, chị Dung bộc bạch: "Lúc chị Kim Anh đưa cụ Giàu đến, tôi nhìn cụ đau đớn rên rỉ mà thương. Nhưng do tôi không phải là thầy thuốc nên khi chị ấy ngỏ lời cầu cứu, tôi rất lúng túng. Tôi chỉ tâm sự với chị ấy rằng đúng là tôi biết được bài thuốc chữa bệnh thận, trong lúc cùng đường tôi dùng bài thuốc ấy chữa bệnh cho con và cháu may mắn thoát nạn. Nay nếu áp dụng cho cụ Giàu, tôi không chắc lắm, sợ có chuyện bất trắc xảy ra thì khó tránh khỏi điều tiếng và pháp luật".
Để việc được khách quan, chúng tôi liên lạc với chị Kim Anh, con gái cụ Giàu, chị cho biết: "Khi nghe chị Dung nói vậy, tôi bảo cùng đường rồi, còn nước còn tát và nằn nì nhờ chị giúp đỡ. Ngay trong đêm, chị bặm mình lên núi hái thuốc về sắc cho mẹ tôi uống. Ơn trời là sau đó cụ qua cơn nguy kịch, sống hơn 7 năm kể từ ngày bị bác sĩ chê và mất cách đây 4 năm do bị suy tim đột ngột".
Cần nói rõ, cùng tham gia chuyến đi thực địa tìm hiểu về "bà thầy núi Lý Thạch" với chúng tôi hôm ấy có lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP Hồ Chí Minh. Lương y Bảy là võ sư, thầy thuốc và là nhà báo. Ông cũng thường xuyên được nhiều tờ báo, đài truyền hình mời tham dự các chương trình liên quan đến lĩnh vực y tế, phổ cập kiến thức sử dụng cây thuốc cho người xem cũng như thẳng thắn phản bác, vạch trần chân tướng không ít kẻ mạo danh thầy thuốc đông y để trục lợi người bệnh.

Lương y Đinh Công Bảy cùng chị Dung trong chuyến lên núi nhận dạng các cây thuốc trong bài thuốc chữa bệnh thận.

Là người tận tâm giúp đỡ bệnh nhân nghèo trong việc khám chữa bệnh tư vấn miễn phí cho họ, lại rất tâm huyết với nền y học cổ truyền của nước nhà… nên khi được chúng tôi chia sẻ chuyện "nữ lương y núi Lý Thạch" và có nhã ý mời đi cùng để "thẩm tra", lương y Bảy vui vẻ nhận lời. Có ông làm cố vấn chuyên môn, chúng tôi rất vững tin, không lo mình sẽ có những nhận định, luận kết phiến diện, áp đặt hay cả tin về những điều mà người phụ nữ được thiên hạ phong là "thầy" nói.
Tại cuộc gặp gỡ, một đồng nghiệp chúng tôi hỏi thăm về nguồn gốc bài thuốc trị bệnh thận, chị Dung nhớ lại: "Hơn 10 năm trước, con gái đầu của tôi là cháu Trần Thị Thanh Tuyền khi đó được 4 tuổi bỗng dưng mắc phải chứng bệnh lạ, toàn thân sưng phù, đau nhức không thể đi lại được, chỉ nằm một chỗ dù rằng trước đó cháu rất hiếu động. Áp dụng đủ bài thuốc mà nhiều người mách bảo nhưng bệnh tình của cháu ngày càng nặng hơn. Sợ quá vợ chồng tôi vay mượn đưa cháu đến bệnh viện để được chữa trị. Tại đây bác sĩ bảo cháu bị suy thận giai đoạn cuối, không thể làm được gì hơn".
"Bà thầy" núi Lý Thạch kể lại chuyện xưa trong xúc động với nước mắt lã chã trên khuôn mặt sạm đen nắng gió. "Chỉ sau vài ngày bị bác sĩ trả về, con bé yếu ớt, hơi thở nặng nhọc, những cơn đau khiến cháu rên rỉ liên hồi" - chị Dung tiếp tục mạch chuyện: "Tối hôm ấy cháu yếu lắm rồi, đoán rằng có lẽ cháu sẽ mất trong nay mai nên vợ chồng tôi chuẩn bị đồ đạc lo hậu sự cho cháu. Dưới ánh đèn dầu leo lét, tôi lần vào nhà kho, lục tìm trong lẫm lúa lấy những vật dụng cần thiết và vô tình phát hiện 1 cuốn sách cũ, bị mối mọt gặm nham nhở. Trên bìa cuốn sách ghi dòng chữ úa màu "Chữa bệnh khi xa thầy thuốc". Lật giở ra xem, thấy 1 trang sách ghi bài thuốc chữa bệnh thận với 2 chú dẫn thận chứa sỏi, thận ứ nước…, căn cứ vào tình trạng của con, tôi đoán cháu bị thận ứ nước nên làm theo lời chỉ dẫn của sách, hái 4 loại cây cỏ sẵn có ở địa phương… sắc cho cháu uống. Sau 6 tháng dùng thuốc, vợ chồng tôi đưa cháu vào Quy Nhơn để khám lại thì bác sỹ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của cháu tốt, không có gì đáng lo ngại. Nghe bác sĩ nói vậy, vợ chồng tôi mừng đến rơi nước mắt".
Chị Dung đoán định cuốn sách kia có thể là do ông nội chị là cụ Trần Liệu để lại, bởi trước đây cụ là thầy thuốc. Và khi thông tin cháu Tuyền trở về từ cõi chết lan tỏa, nhiều người làng râm ran, truyền tụng… Và cũng từ đây, nhiều người tìm đến nhờ chị chỉ cho bài thuốc. Một số người uống khỏi bệnh, tiếng lành cứ thế đồn xa, vậy là từ một nông dân, một bà mẹ trong lúc nguy nan làm liều cứu con như chị Dung được thiên hạ phong là "thầy thuốc", là "lương y" cao tay một cách bất đắc dĩ…
Để rộng đường dư luận và có thông tin chính xác về tác dụng chữa bệnh của bốn loại cây thuốc mà chị Dung dùng để chữa bệnh cho con và nhiều người, chúng tôi hỏi tên gọi của 4 loại cây thuốc ấy, lòng thầm nghĩ "bà thầy" bất đắc dĩ sẽ khước từ bởi thuốc "bí truyền" ít khi ai muốn sẻ chia. Nhưng thật bất ngờ, chị cẩn trọng ghi rõ tên 4 cây thuốc gồm cây nổ, cây quýt gai, cây muối, cây mực và nhiệt tình đưa lương y Đinh Công Bảy lên núi Lý Thạch để nhận diện những cây thuốc này.
Sau chuyến vượt núi, lương y Đinh Công Bảy nhận định, các mẫu cây thuốc nam mà chị Dung dùng để chữa bệnh đúng với tên gọi và phân tích: "Trong đông y, 4 loại cây thuốc nam kể trên được dùng chữa một số bệnh về thận có hiệu quả, điều hòa khí huyết. 4 cây thuốc trên hợp thành bài thuốc là kinh nghiệm chữa trị của từng lương y, có thể cụ Trần Liệu là người sinh trưởng ở vùng, có nhiều kinh nghiệm trong việc phối thuốc và ghi chép để con cháu, người thân trong gia đình khi hữu sự sử dụng. Tuy nhiên, không phải hễ cứ phối 4 loại kể trên với nhau là có thể sử dụng hiệu quả. Nếu áp dụng bừa bãi, không theo liều lượng, không được tư vấn kỹ thì sẽ rất nguy hại".
Cũng theo lương y Đinh Công Bảy, ưu điểm của bài thuốc cây cỏ là dễ kiếm tìm, rẻ tiền, ít gây dị ứng… Và trong bối cảnh ngành Y tế quá tải, viện phí leo thang chóng mặt… thì nhiều bài thuốc nam thực sự hữu ích, là cứu tinh của không ít người nghèo. Khi được lương y Đinh Công Bảy khơi mở, "bà thầy" bất đắc dĩ tâm sự những năm qua, chị có ước vọng mong các lương y, thầy thuốc có tâm huyết thẩm định giá trị, tính năng chữa bệnh của bài thuốc để chị mạnh dạn sẻ chia, giúp đỡ người bệnh có nhu cầu. Chị cũng trải lòng rằng sẵn sàng truyền lại bài thuốc cho người có tâm huyết với bệnh nhân, những mong được góp chút sức cho đời. Lương y Đinh Công Bảy chia sẻ: "Nếu chúng ta cứ khư khư quan điểm cho rằng những người không có bằng cấp là lang băm, thì đó quả điều không thích đáng với nền y học cổ truyền nước nhà. Chúng ta không bao giờ dung túng cho những kẻ có tâm ý xấu, trục lợi người bệnh, và cũng luôn sẵn sàng ủng hộ những ai có tâm huyết phục vụ nhân sinh".
Lương y Đinh Công Bảy trải lòng và nhắc lại trường hợp ông Võ Hoàng Yên ở Bình Phước, người chưa từng trải qua bất kỳ trường lớp nào, không có bằng chứng nhận lương y nhưng có khả năng chữa trị một số chứng bệnh câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống…
Trước nhiều dư luận gọi ông Yên là "thần y", kẻ bảo "lang băm", UBND tỉnh Bình Phước cho phép ông Yên được tác nghiệp dưới sự giám sát của Hội Đông y tỉnh Bình Phước. Sau khi xem ông Yên tác nghiệp, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bình Phước đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước đề nghị cho ông Yên được chữa bệnh lâu dài ở tỉnh, đồng thời vận động ông Yên làm thành viên Hội Đông y để có tư cách pháp nhân đăng ký đề tài khoa học cấp tỉnh.
Vì quyền lợi của người bệnh, tỉnh Bình Phước đã có cuộc cách mạng trong đánh giá và nhìn nhận. Mong rằng với sự việc trở thành "thầy" bất đắc dĩ, chị Đoàn Thị Dung cũng sẽ đạt được tâm nguyện, sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định, để bài thuốc chữa bệnh thận của chị được đánh giá một cách khoa học, công tâm. Được như thế, thật "phước" cho người bệnh biết bao!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét