Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

KHÔNG SỢ ,NHƯNG KHÔNG MUỐN XUNG ĐỘT

Ngồi trong phòng làm việc với máy điều hòa chạy ở 18 độ C mà mồ hôi ông luôn vã ra như tắm. Ông nói rất ít và bảo tôi ngồi xuống đánh cờ tướng với ông.
“Tình hình biển Đông hiện cũng giống như một bàn cờ đang vào lúc giai đoạn giữa. Việt Nam và Trung Quốc đang đấu cờ với việc tính toán từng nước đi. Nhưng kết cục ván cờ đang phụ thuộc nhiều vào những người xem – là nhân dân hai nước”.
“Chỉ tiếc tôi và anh đánh cờ mà chỉ có ba người xem. Nếu có, càng đông người xem, anh sẽ thấy áp lực của người quan sát mạnh cỡ nào đến kết cuộc” – Ông khẳng định. Ba người xem cờ, có hai là học trò của ông, một là một bạn trẻ của tôi đang là giảng viên báo chí.
Còn ông là một trí thức, một Giáo sư, tiến sĩ tham gia cuộc tuần hành, biểu tình chống Trung Quốc một cách ôn hòa vào sáng 5/6 tại Hà Nội.
“Bàn cờ biển Đông càng phức tạp thêm vì những hành động tiếp tục leo thang. Tàu của Trung Quốc lại cắt cáp tàu Việt Nam. Ra sức ép cho chính quyền Việt Nam định hướng dư luận trong nước. Rồi còn cuộc chiến an ninh mạng của hai nước mang tính quá khích, tự phát… Những thứ này đều không cải thiện được tình hình” – ông vừa nhấc quân cờ đi nước đầu vừa phân tích.
Cuộc cờ Biển Đông
Lúc này, trên bàn cờ, bên ông – quân xanh đang có đủ hai xe, một pháo, một mã. Đó còn chưa tính còn một dàn tốt nguyên vẹn đông đảo. Hai xe của ông đang kẹp chặt nách sĩ tượng , pháo đầu đóng chặt. Con mã cuả ông đang ở chân tượng biên đứng yên thủ thế bên sông mình.
Hai cuộc tuần hành chống Trung Quốc đầu tháng 6 ở Hà Nội và TPHCM là chuyện hiếm xảy ra ở Việt Nam
Bên tôi, pháo thủ chặt chân sĩ, hai xe ngang hà, con mã loi choi tiến lên đánh tốt đầu.
Dù nguy hiểm, nhưng ông không thể công kích. Ông sợ tôi đấu xe. Tôi yếu thế sẽ cầm hòa. Đối với tôi, một người cờ thấp hơn ông, ông để hòa coi như thua.
Tạm thời thế cờ đang giằng co. Ông cười : “Hiện tại, tình hình Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng đang như thế này”.
“Đẩy tốt biên, đưa mã lên đánh thẳng vào sĩ” – Người xem vốn là học trò của ông hiến kế.
Ông lên mã thật. Rồi bỏ chiến thuật, dạt pháo đầu đánh pháo nách. Không có xe yểm trợ, tôi mất thêm con mã đành hi sinh vào con sĩ. Tôi thiệt mất một quân.
Ông buông lời khiêu khích. “Bên anh yếu, nên thủ chứ đừng công”. Mặt tôi đỏ bừng . Anh bạn đi cùng nóng mặt: “Đưa pháo lên đi. Hai xe tách ra, lấy công làm thủ, sợ gì?”.
Ông lại cười khiêu khích: “Đừng mất bình tĩnh nếu không, cơ hội thắng toàn diện sẽ về tôi”.
Thay vì lên pháo như anh bạn nói, tôi hai xe đè chặt pháo xanh. Bắt được con pháo xanh, tôi tự tin hơn.
Có thể đánh hòa hoặc chí ít không thua nhanh. Bị mất quân, mất mặt với hai học trò,ông đưa mã lên, lệch tướng dọa đánh tan chân sĩ. “Khuyết sĩ kị song xe”- mặt ông giáo sư đã nóng dần và định công quyết liệt.
“Giáo sư cứ đánh, tôi không sợ”. Nếu cần, tôi hi sinh một xe giữ sĩ và bắt mã xanh. Con pháo ở lì không tiến chỉ thủ. Nhưng quả thật, tôi không muốn mất xe. Như thế quá thiệt hại. Hai con xe đã bằng nửa bàn cờ.
Ngồi phía ngoài, cả anh bạn tôi và hai học trò của giáo sư đều kích động. Họ muốn đánh nhau, đánh mạnh. Phải đưa quân sang sông để ván cờ phải có kết cuộc nhanh chóng. Tôi cũng do dự và giáo sư cũng do dự khi nghe những lời khuyên.
Đến lúc này, vị giáo sư đề nghị: Dừng ván cờ để xem xét những gì đang diễn ra có giống với tình hình biển Đông không.
“Rõ ràng, hai học trò của tôi, yêu tôi, ủng hộ tôi nên muốn tôi thắng giục tôi tiến quân. Bạn anh, cũng với lý do như thế. Muốn tiến quân. Chắc chắn như vậy bàn cờ có một kết cuộc. Có thể thắng, có thể hòa hay thua. Nhưng một điều chắc chắn. Hai bên đều mất quá nhiều quân.”
Ông kết luận: “Đánh cờ thua thắng hay quá khích không quan trọng nhưng chiến tranh thì lại khác. Tranh chấp dẫn đến chiến tranh người thiệt hại nhất là nhân dân.”
Chính phủ Việt Nam không mua băng keo của Trung Quốc để dán vào miệng chúng tôi bày tỏ lòng yêu nước
Một blogger Việt Nam
Không sợ nhưng không chủ chiến
Trước những động thái mà dư luận gọi là “ngang ngược và trắng trợn” khi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02 trên vùng biển đặc quyền Việt Nam.
Giới trẻ và giới trí thức Việt Nam đã kêu gọi và biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc vào sáng chủ nhật 5/6 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Cuộc biểu tình ở Hà Nội đáng chú ý bởi có nhân sĩ - trí thức, Blogger nổi tiếng như: TS Nguyễn Xuân Diện, TS Nguyễn Hồng Kiên, Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Trần Nhương...
Cuộc tuần hành được nhà nước và truyền thông chính thống đánh giá là “trật tự, hòa bình và tự động gải tán khi được chính quyền giải thích”. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc khi đưa tin về vụ này với nhiều lời lẽ kích động đã khiến đám đông tham dự biểu tình tức giận.
Đặc biệt khi phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc- Hồng Lỗi nhấn mạnh Hà Nội cần xử lý các vụ bùng phát trong nước đặc biệt là những người tham gia biểu tình “để có một sự đồng thuận”.
Một bloger đã bày tỏ: “Chính phủ Việt Nam không mua băng keo của Trung Quốc để dán vào miệng chúng tôi bày tỏ lòng yêu nước.”
Nhưng chính bloger này cũng khẳng định: “Người dân Việt Nam không sợ Trung Quốc nhưng chúng tôi không cổ vũ chiến tranh.”
Không có mặt tại cuộc biểu tình một trí thức là phóng viên trẻ nói: "Sức mạnh thực sự nằm trong nhân dân, chứ không nằm trong họng súng, trong số lượng vũ khí mà ngoại bang có hay đe dọa."
Trong các comment của trong blog mà chủ nhân là Mai Thanh Hải khi đăng hình ảnh cuộc biểu tình sáng 5/6 đã kêu gọi tiếp tục một cuộc biểu tình khác nhưng vẫn theo đường lối ôn hòa.
Tuy nhiên một comment e ngại: “Liệu chính phủ có cho phép không?”
Người phát ngôn Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng về quan hệ với Việt Nam quanh tranh chấp biển
Vĩ đại và tầm thường
Ngay chiều 9/6, khi dư âm cuộc biểu tình 5/6 vẫn còn nóng thì các diễn đàn mạng của Việt Nam lại nóng lên liên tục với hai sự kiện cuộc chiến giữa hacker hai nước Việt Trung và tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Viking 2 của Việt Nam.
Ngay sau một số trang web của Việt Nam bị hacker Trung Quốc đánh sập để lại một số hình ảnh chống Việt Nam, các hacker “mũ trắng” của Việt Nam đã chính thức kêu gọi dừng ngay cuộc chiến và gọi đây là “sự quá khích không đáng có” bằng những đường linh trên Yahoo messenger.
Vụ cắt cáp lần hai này được truyền thông trong nước trích lời bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam coi đó là “hành động có chủ ý, tính toán kĩ lưỡng”.
Trở lại cuộc cờ với vị Giáo sư tham gia biểu tình 5/6.
Vị giáo sư lại trầm hẳn xuống khi biết thông tin. Ông nói mình thích nhất hai biểu tượng của cuộc biểu tình là hình lá cờ Trung Hoa gắn hình đầu lâu cướp biển và hình tương tự với một câu “Trung Hoa vĩ đại, xử sự tầm thường”.
“Sau tất cả những gì xảy ra trên Biển Đông, Trung Quốc lộ rõ ý đồ khiêu khích khi tiếp tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Nhưng Bắc Kinh cố tình đi một nước cờ mạo hiểm cố tình leo thang.”
Theo ông, một nước lớn không thể dùng sức mạnh để thách thức một nước khác. Đó là xử sự tầm thường của một nước vĩ đại. Ông không nghĩ Trung Quốc sẽ có những hành xử quá quắt hơn.
Ông đứng dậy, đề nghị tôi đổi bên cờ khi dừng lại lúc trước. Có nghĩa là ông quân đỏ, tôi quân xanh. Ông muốn thay thử ở vị trí tôi khi bị ép cờ. Lúc này cả hai bên còn hai xe, bên ông là pháo thủ, tôi lấy mã công.
Ông lấy ý kiến của anh bạn tôi khuyên tôi lúc trước, bỏ thủ sang công. Chuyển pháo lên trên đánh pháo đầu trực tiếp. Ông nói: “Cân bằng bị phá vỡ nếu bên kia ép cờ quá đáng”.
Xe đấu xe, pháo nổ mã. Cả hai bên chỉ còn những quân cờ tàn. Một bầy tốt hai bên tràn sông chém giết… “Đó là một kịch bản Biển Đông rất tệ nếu hai bên không kiềm chế”.
Ông cũng nói thêm: “Quần chúng cũng như người yêu một bên cờ, kiềm chế để người chơi cờ giữ thế, ngăn cản chiến tranh”
Bài thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Trần Phong từ Hà Nội. Ý kiến xin gửi vềBấmDiễn Đàn BBC. Chúng tôi cũng đăng lại một số ý kiến gửi về diễn đàn BBC Tiếng Trung.
Winnie Pooh, Đài Bắc:
Cố lên, Việt Nam và Phillipines. Đừng để sự hung hãn của Trung Quốc lên cao lần nữa. Hãy cùng nhau chúng ta vì hòa bình và an ninh vùng Đông Á.
Branding of class, Thượng Hải:
Hai nước xấu xa Việt Nam và Philippines là đồ phản phúc. Nói về lãnh thổ thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc của chúng ta chỉ tỏ ra yếu đuối, họ không dám ngẩng mặt lên xứng với tổ tiên. Chỉ cứng rắn mới bảo vệ được lãnh thổ. Không chỉ người Nga dám dùng vũ lực mà huynh đệ Trung Quốc ơi, hãy ra tay.
Jhonny, Beijing:
Dù hackers Trung Quốc thường tấn công vào không gian ảo mỗi khi Trung Quốc va chạm với các nước khác, nhưng lần này có vẻ là hackers Việt Nam đã tấn công trước và hackers Trung Quốc chỉ đáp trả. Trộn lẫn với chủ nghĩa dân tộc, những trò tấn công trên mạng này sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Dân Thường Việt Nam:
Với các lời lẽ của bộ Ngoại Giao Trung Quốc cố tình để nhân dân họ hiểu nhầm. kích động chủ nghĩa DÂN TỘC. Gây nguy hiểm cho khu vực.
Mong BBC Tiếng Trung với thiện chí HÒA BÌNH, đưa tin đúng, đủ về vị trí, tọa độ nơi tàu Trung Quốc gây hấn cho nhân dân dân Trung Quốc tỏ tường.
Nhân dân VIỆT NAM rất mong muốn HÒA BÌNH, không THAM LAM của ai.
An Nam, TPHCM:
Gửi ông Hồng Lỗi. Ông nói vùng biển đã được ngư dân Trung Hoa đánh bắt lâu nay thì trở thành biển của Trung Hoa! lãnh hải và lãnh thổ của một quốc gia được xác định theo cách thức mới hay sao mà thế giới chưa biết bao giờ? Vậy xin ông hãy đưa Gò Đống Đa ở thủ đô Hà Nội vào lãnh thổ Trung Quốc đi; và đến Chợ Lớn mà áp quyền tài phán. Vì rằng ở Gò Đống Đa đồng bào ông đã đến làm cái việc thông thường mà các dân tộc ông hay làm là XÂM LĂNG xứ An Nam và vùi thây nơi này vĩnh viễn.
Truongsa7, Nha Trang:
Tôi thấy nhiều người nói "nhà nước, quân đội mình đê hèn.." Thật là những người hiểu biết nông cạn, 1 kẻ võ biền nói ra những lời dốt nát để người đời cười chê. Bây giờ chính phủ ta đang đi những nước cờ hết sức cương quyết và khôn khéo. Chúng ta đang vờn cho TQ hết kiên nhẫn, và họ đang dần thể hiện ra điều đó, họ đang đi những nước cờ mạo hiểm và vội vàng, tất sẽ chuốc lấy hậu quả. Thực ra chúng cũng đã dám làm gì hơn ngoài những việc hèn mạt như cướp cá, đánh lén, chẳng khác gì bọn cướp biển.
Xuanviet17, Tuyên Quang:
Người VN ai cũng yêu nước ,nhưng thể hiện cái yêu nước đó ra sao ? Không phải đi biểu tình là thể hiện yêu nước,lúc này chúng ta cần tin tưởng vào đường lối chính sách của đảng ,chứ ko phải đi làm những việc đâu đâu để làm rối thêm tình hình. VN không phải là một nước mạnh và quân sự, nhưng là nước mạnh về lòng yêu nước nồng nàn nếu chính phủ kêu gọi Thanh niên sẽ ra sức hoàn thành ....Giờ mọi người dân VN cần có lòng tin vào đảng như đã đặt lòng tin vào bác Hồ .....
Hoang van hung, VN
Toi hoan nghenh nhung bai viet cua cac ban. Cac ban da co gang dua den cho chung toi nhung thog tin trung thuc va da chieu,nhin nhan van de tu nhieu goc cang giup nguoi doc co cai nhin va thong tin trung thuc.hoan nghenh cac ban. thanks you!
CPP, SG
Một lần tham gia biểu tình về mà sao lòng rối bời, nhìn mọi người tham gia biểu tình theo dạng 'chỉ đạo nhà nước', lần này nghe TQ lại kiếm chuyện gây hấn, lòng thấy đau vô cùng, nhưng chẳng biết làm gì. Mọi người ở Việt Nam chỉ lo cho bản thân, lấy câu cửa miệng là 'không quan tâm chính trị' thật ra là sợ nhà nước thì chính xác hơn. Thấy nhà nước mình đê hèn, dân thì nhác gan lòng mình phát chán. Có thật nước Việt chẳng có cơ hội? Vài dòng muốn chia sẽ cùng BBC chứ chẳng biết nói ai

Các rủi ro của VN trong vấn đề Biển Đông?

Đảo Trường Sa lớn
Tác giả cho rằng Việt Nam cần cố giữ chủ quyền các đảo hiện còn nắm trong khi tiếp tục đàm phán, thương lượng.
Trước hết, chữ "rủi ro" ở đây hiểu theo nghĩa rộng, gồm có những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ, những khó khăn hiện tại, và những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Trong chiến tranh Việt Nam giữa hai miền Nam-Bắc, một số sự kiện xảy ra cho thấy phía Hà Nội đã đặt mục tiêu tiêu diệt chính quyền Sài Gòn lên cao hơn mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, và bởi vậy đã dẫn đến những quyết định kiểu “chấp nhận tạm thiệt thòi về chuyện chủ quyền, để có viện trợ”, mà ta có thể gọi là "đổi đất lấy viện trợ."
Khi Trung Quốc ra tuyên bố về hải phận, kèm bản đồ có hình lưỡi bò trong đó, thì Hà Nội đã gửi công văn tán thành với tuyên bố của Trung Quốc.
Dù rằng về sau người ta có lý luận lại thế nào chăng nữa (ví dụ như: lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc quyền kiểm soát của Sài Gòn chứ có phải của Hà Nội đâu, nên tuyên bố đó không có giá trị về các vấn đề liên quan Hoàng Sa & Trường Sa), thì trong con mắt của nhiều người (đặc biệt là đối với toàn bộ dân Trung Quốc), Hà Nội lúc đó đã công nhận Hoàng Sa & Trường Sa là thuộc Trung Quốc.
Điều may ra có thể làm được, là cố giữ các đảo ở Trường Sa đang còn giữ, không để Trung Quốc đánh chiếm nốt, và đi đến các thỏa hiệp hòa bình
Có thể hiểu là thời đó, Hà Nội đã “tạm nhân nhượng” chuyện Hoàng Sa & Trường Sa để lấy lòng Trung Quốc, đổi lại lấy viện trợ phục vụ cho chiến tranh. Nên về sau, khi Hà Nội lên tiếng đòi lại Hoàng Sa & Trường Sa, thì đối với Trung Quốc đó là một sự “lật lọng, ăn cháo đái bát”.
Tuy phía Việt Nam có nói thế nào chăng nữa, thì đối với phía Trung Quốc, việc tuyên truyền cho nhân dân của họ thấy sự “ăn cháo đái bát” của Việt Nam với bằng chứng là công văn của Việt Nam từ những năm 1960, là một việc quá dễ dàng.
Bởi vậy, nếu như trong chiến tranh với Pháp và với Mỹ, Việt Nam vẫn được nhiều dân Pháp và dân Mỹ ủng hộ (phản đối việc quân đội họ đánh Việt Nam), thì trong việc tranh chấp ở Biển Đông, có lẽ Việt Nam không hề được một bộ phận nào của dân Trung Quốc ủng hộ.
Hoàng Sa – chuyện đã rồi
Hải quân Trung Quốc
Trung Quốc đã 'tận dụng' thời điểm chiến tranh giữa hai miền của VN và tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Vào năm 1974, thế của Việt Nam Cộng Hòa đã rất yếu, Mỹ đã rút quân, nên Trung Quốc đã tranh thủ đánh chiếm Hoàng Sa. Phía Hà Nội lúc đó cũng không phản đối được gì vì vẫn đang phải dồn sức cho chiến tranh với miền Nam.
Từ đó đến nay đã gần 40 năm Hoàng Sa thuộc sự chiếm đóng của Trung Quốc, trở thành “chuyện đã rồi”. Cũng như là Ba Lan mất đất cho Liên Xô, Đức mất đất cho Ba Lan, v.v... là những “chuyện đã rồi”, đòi lại vô cùng khó.
Đối với các đảo đã bị Trung Quốc chiếm ở Trường Sa cũng vậy, vô cùng khó đòi lại. Điều may ra có thể làm được, là cố giữ các đảo ở Trường Sa đang còn giữ, không để Trung Quốc đánh chiếm nốt, và đi đến các thỏa hiệp hòa bình.
Có một rủi ro khác là thế yếu và cô lập.
So với Trung Quốc, thì Việt Nam đang yếu hơn nhiều về mọi mặt. Nói riêng về quân sự, thì chi phí hàng năm cho quân sự ở Trung Quốc đã lớn hơn toàn bộ GDP hay tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam.
Trong các cuộc xung đột mới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng không hề hy vọng sẽ có nước nào khác ngả về phía Việt Nam đứng ra can thiệp.
Trong các xung đột có dùng vũ lực trên biển, thì Việt Nam khó thắng nổi Trung Quốc. Bởi vậy cách tốt nhất của Việt Nam là làm sao tránh được xung đột, qua ngoại giao, và qua việc có đồng minh mạnh làm đối trọng.
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế hiện tại, Việt Nam đang ở thế rất cô lập, không có đồng minh mạnh.
Việt Nam trước kia có Liên Xô làm đồng minh, đặt các căn cứ quân sự tại Việt Nam. Nhưng bản thân Liên Xô đã khủng hoảng rồi tan rã, và nước Nga mới đã từ bỏ “giấc mơ cộng sản” trong khi Việt Nam vẫn bám lấy cộng sản, nên Nga không còn là đồng minh nữa.
Từ năm 1988, khi Trung Quốc đánh chìm tàu chiến Việt Nam ở Trường Sa, Liên Xô đã không can thiệp gì. Trong các cuộc xung đột mới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng không hề hy vọng sẽ có nước nào khác ngả về phía Việt Nam đứng ra can thiệp.
Đối với họ, Trung Quốc là một đối tác quan trọng hơn nhiều lần so với Việt Nam. Họ không dại gì đi bênh Việt Nam, nếu điều đó không mang lại lợi lộc gì cho họ.
Tuy Việt Nam có là thành viên của ASEAN, nhưng các nước ASEAN quá khác biệt về chính trị và văn hóa, và chủ yếu chỉ là một khối thương mại chứ không được thành một liên minh như là Cộng đồng châu Âu.
Ông Đỗ Mười
Tác giả trích lược ý được cho là của cựu Tổng Bí thư ĐCSVN Đỗ Mười lưu ý Trung Quốc cũng là nước cộng sản.
Và bản thân một số nước ASEAN khác cũng đang tranh chấp ở Trường Sa với Việt Nam và Trung Quốc.
Nghịch lý “anh em đồng chí”
Ông Đỗ Mười từng nói “tuy Trung Quốc nó đánh ta nhưng nó cùng là cộng sản”. Đây là một nghịch lý lớn của Việt Nam hiện tại. Trong các nước lớn trên thế giới hiện nay, chỉ có Trung Quốc được Việt Nam gọi là anh em đồng chí.
Trung Quốc có còn gọi Việt Nam là anh em đồng chí hay không thì không rõ, nhưng truyền hình của Trung Quốc thỉnh thoảng lại đem Việt Nam ra "chửi và dọa đánh" về chuyện Biển Đông chứ không như truyền hình của Việt Nam, vốn không dám chỉ trích mạnh Trung Quốc.
Đã nhận “anh em đồng chí” như vậy, thì tức là chuyện tranh chấp trở thành “chuyện nội bộ” giữa “hai anh em”, mà ông anh lại to khỏe gấp 50 lần ông em, nên “anh cho được từng nào thì em hay từng đấy” chứ biết kêu ai.
Rủi ro khác là sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các hành động của Trung Quốc gần đây thế hiện rõ chiến lược “chiếm dần” của họ. Họ quấy nhiễu các nước khác không cho khai thác kinh tế ở vùng Trường Sa, trong khi họ thì đến khoan dầu ở đó.
Vấn đề Biển Đông là vấn đề rất lớn, nhưng có những vấn đề có khi còn lớn hơn. Một trong những vấn đề đó, là sự phụ thuộc quá nhiều của Việt Nam vào Trung Quốc tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là về kinh tế.
Sự phụ thuộc đó khiến cho Việt Nam ở vào thế rất yếu so với Trung Quốc. Trung Quốc có thể làm căng được với Việt Nam, còn Việt Nam không dám làm căng với Trung Quốc, mà chỉ hy vọng tìm các thỏa hiệp, nhượng bộ.
Thêm một rủi ro khác là về đường lối, chính sách, uy tín, đạo đức…
Bản thân nội bộ lãnh đạo của Việt Nam rất tham nhũng, dễ bị mua chuộc, dân thì bị “bưng bít”, bị “cừu hóa”, v.v. Điều này khiến cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông càng trở nên khó khăn.
Chiến lược chiếm dần
Tiếp đến là rủi ro do chiến lược lấn chiếm dần của Trung Quốc.
Các hành động của Trung Quốc gần đây thế hiện rõ chiến lược “chiếm dần” của họ. Họ quấy nhiễu các nước khác không cho khai thác kinh tế ở vùng Trường Sa, trong khi họ thì đến khoan dầu ở đó.
Các công ty dầu hỏa của Việt Nam hay các hãng đã ký hợp đồng với Việt Nam cũng đang phải bỏ cuộc không hoạt động được ở vùng gần đó nữa.
Khi nào có cơ hội, thì họ (Trung Quốc) sẽ đánh chiếm thêm 1-2 đảo, cứ thế cho đến khi chiếm được tối đa thì thôi. Việt Nam có nguy cơ mất thêm dần các đảo ở Trường Sa trong lúc đợi đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc.
Việt Nam không thể đem quân đánh Trung Quốc để chiếm lại những đảo đã mất bởi vì làm như vậy thì sẽ thành cái cớ để Trung Quốc gây chiến tranh “cho Việt Nam một bài học nữa” khi chiếm hết luôn các đảo.
Cái Việt Nam có thể làm là giữ thật chặt các đảo đang còn ở tư thế tự vệ, nhưng không bao giờ nổ súng trước, và lên tiếng phản đối thật to mọi hành vi “violence” (bạo lực) của Trung Quốc.
Đạt được một thỏa hiệp với Trung Quốc và các nước xung quanh khác thì sẽ tốt hơn cho tất cả các bên khi nó có thể giúp giảm căng thẳng, thu lợi hơn về kinh tế và giảm nhẹ gánh nặng quân sự v.v...
Nhưng lên tiếng phản đối không có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ bất lịch sự như kiểu gọi Trung Quốc là “khựa” trên báo, những trò đó chỉ tự làm hạ thấp tư cách của mình.
Tiếp theo là rủi ro trong thỏa hiệp với Trung Quốc?
Vấn đề tranh chấp Hoàng Sa & Trường Sa trước hết là vấn đề tranh chấp về kinh tế, vốn có thể tính đến đơn vị 100 tỷ USD, tại thời điểm hiện tại.
Đạt được một thỏa hiệp với Trung Quốc và các nước xung quanh khác thì sẽ tốt hơn cho tất cả các bên khi nó có thể giúp giảm căng thẳng, thu lợi hơn về kinh tế và giảm nhẹ gánh nặng quân sự v.v...
Mọi thỏa hiệp đều rất “tế nhị” vì có thể không làm vừa lòng dân chúng, cả của Việt Nam lẫn của Trung Quốc, khi tất cả đều đã tin chắc như đinh đóng cột rằng đấy (khu vực tranh chấp) là lãnh thổ hay lãnh hải của mình.
Bài viết công bố trên Bấmtrang web của tác giả, được đăng lại với sự đồng ý của tác giả Nguyễn Tiến Dũng. Ông hiện là giáo sư ngành Toán ở Đại học Toulouse III, Pháp.

    Băn khoăn của Mỹ ở Biển Đông

    Băn khoăn của Mỹ ở Biển Đông
    GS Minxin Pei
    Gửi tới BBC từ Hoa Kỳ
    Vụ bùng nổ tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) từ tháng Năm không chỉ đẩy căng thẳng trong vùng lên cao và tăng nguy cơ của một cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước tranh chấp, mà còn đặt Hoa Kỳ, nước đóng vai trò đảm bảo hòa bình ở Đông Á, vào một thế khó xử.
    Về bề mặt, các vụ va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam xoay quanh việc nước nào có chủ quyền về nguồn lợi tự nhiên trong vùng cả hai cùng nói là của mình.
    Khi hãng dầu khí PetroVietnam của Nhà nước Việt Nam thực hiện khảo sát địa chấn, tàu hải quân và tàu cá của Trung Quốc đã can thiệp và phá hủy các dây cáp của tàu thuộc PetroVietnam.
    Để đáp lại, Việt Nam cho mở cuộc diễn tập hải quân bắn đạn thật nhằm thể hiện sự không khuất phục Trung Quốc.
    Theo luật hay không?
    Nhưng về cơ bản, cuộc tranh chấp tại vùng biển này còn xoay quanh một chủ đề lớn hơn: đó là liệu một nước Trung Quốc đang trỗi dậy có cần phải tuân theo các luật pháp quốc tế hay không.
    Phản ứng chính thức từ Washington trước sự kiện căng thẳng leo thang trong vùng biển Nam Trung Hoa đã hết sức trung lập. Nước này kêu gọi kiềm chế và tìm giải pháp hòa bình. Nhưng để thái độ kiểu ngoại giao đó sang một bên, nước Mỹ đang đối mặt với một bước đi cân bằng rất khó trong vụ tranh chấp biển này.
    Từ quan điểm của Bắc Kinh, Washington là bên một phần phải chịu lỗi về căng thẳng hiện nay. Chưa đầy một năm trước, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton gây choáng cho phía Trung Quốc khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “quyền lợi quốc gia quan trọng” tại biển Nam Trung Hoa, và trông đợi mọi bên đang nêu chủ quyền phải tôn trọng nguyên tắc tự do hàng hải và giải quyết các tranh chấp theo đúng luật quốc tế.
    Dù về cơ bản, diễn văn của bà Clinton không đi xa khỏi quan điểm đã biết từ lâu của Hoa Kỳ, phát biểu của bà được chú ý nhiều vì chưa có một bộ trưởng ngoại giao nào trước đó của Mỹ tuyên bố rõ về chính sách này, hay nêu ra quyền lợi của Mỹ trong cuộc tranh chấp ở mức “quyền lợi quốc gia”.
    Địa điểm để bà đưa ra tuyên bố là Hà Nội cũng tăng thêm tính biểu tượng về ngoại giao và gửi tới Bắc Kinh thông điệp rõ ràng rằng Trung Quốc đừng tự mong đợi sẽ muốn làm gì tại biển Nam Trung Hoa thì làm.
    Thời điểm nêu ra quan điểm đó đã khiến các nhà ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn bất ngờ, vì nó xảy đến ngay sau khi các nước Đông Nam Á than phiền về cách thực thi hung bạo quy định cấm đánh cá Trung Quốc đưa ra, cũng như các hành vi quấy nhiễu khác của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.
    Vụ tàu Bình Minh 02 (trên cùng) của Việt Nam bị hai tàu Trung Quốc phá cáp hôm 26/5 đã làm căng thẳng Biển Đông lên cao
    Không nghi ngờ gì nữa, tuyên bố mang tính chính sách mạnh mẽ của Washington đã làm biến đổi nhận thực trong vùng. Hoa Kỳ được xem như đã đặt cho mình vị trí vững chắc bên phía các nước yếu hơn về quân sự trong tranh chấp với Trung Quốc.
    Cùng lúc, lời tuyên bố yếu về mặt luật pháp của Trung Quốc rằng họ có chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển đã trở nên khó bảo vệ.
    Cho tới một mức độ khá cao, có thể cho rằng ý chí mới được nêu ra của Hoa Kỳ muốn cân bằng lại với đối thủ là Trung Quốc trong việc giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á đã thúc đẩy sự tự tin của các nước khác cùng nêu chủ quyền trong cuộc tranh chấp, nhất là Việt Nam.
    Nước này cũng tuyên bố chủ quyền của toàn bộ khu vực tranh chấp và chưa hề tỏ ra sợ Trung Quốc.
    Nay, vì tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đang leo thang lên một mức nguy hiểm, Washington rơi vào vị thế khó khăn.
    Trái với cách nhìn được những người theo thuyết âm mưu tại Bắc Kinh vẫn duy trì, mục tiêu của Washington không phải là để dùng các nước láng giềng như Việt Nam nhằm ngăn chặn Trung Quốc hay ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ để chống lại Trung Quốc. Hoa Kỳ thực ra có ba mối lo ngại hàng đầu.
    Thứ nhất, Washington muốn thấy các luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (dù Hoa Kỳ hoá ra cũng không ký vào), được nêu cao trong việc dàn xếp tranh chấp. Nước Mỹ sẽ chống lại việc dùng vũ lực của bất cứ bên nào. Quan điểm này có lợi hơn cả cho các nước như Philippines và Malaysia vốn có những tuyên bố chủ quyền vững nhất về mặt pháp lý, nhưng không có lợi cho Trung Quốc và Việt Nam, hai nước vốn có lý lẽ yếu hơn.
    Thứ nhì, vì biển Nam Trung Hoa là một tuyến hải lộ trọng yếu, Washington muốn đảm bảo rằng không có nước nào dùng tuyên bố chủ quyền của họ để ngăn cản quyền tự do hải hành.
    Tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton ở Hà Nội năm 2010 đã khiến "Trung Quốc choáng váng"
    Quan điểm này ngầm thách thức cách diễn giải bành trướng của Trung Quốc về quyền của họ trong vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý (EEZ). Chính phủ Trung Quốc đã phản đối hoạt động khảo sát của hải quân Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa với lý do những hoạt động này gây hại cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.
    Còn từ góc độ của Hoa Kỳ, việc cho phép Trung Quốc hay nước nào khác đòi chủ quyền quốc gia trên toàn bộ vùng biển tranh chấp, dù trên cơ sở dẫn chứng lịch sử rất mù mờ, mà không phải theo căn bản pháp lý, sẽ gây nguy hiểm về cơ bản cho nguyên tắc Tự do Hàng hải.
    Thứ ba, sự vươn dậy của Trung Quốc không nên làm vỡ thế cân bằng quyền lực tại Đông Á hay trung hòa ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Bằng cách đem uy tín ngoại giao và sức mạnh quân sự ra chống đỡ cho các nước Đông Nam Á vốn quá yếu hoặc quá sợ để có thể đối chọi với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể giúp duy trì cán cân quyền lực trong vùng.
    Để đạt được những mục tiêu chiến lược này, Hoa Kỳ cần tỏ ra tế nhị. Một mặt Hoa Kỳ không muốn thấy Trung Quốc lấn lướt các nước láng giềng yếu hơn trong cuộc tranh chấp biển Nam Trung Hoa, Mỹ cũng không muốn đối mặt trực tiếp với Trung Quốc, nhân danh các nước kia. Hoa Kỳ cũng không nên cho các nước kia hy vọng hão rằng Mỹ sẽ ủng hộ cho các tuyên bố chủ quyền của họ một cách vô điều kiện. Kiềm chế Trung Quốc không nhất thiết phải gây ra bất hòa hiện là băn khoăn của Washington.
    Cho tới nay, Hoa Kỳ đã tỏ ra đủ khả năng duy trì cách tiếp cận cân bằng trước cuộc tranh chấp. Mỹ đã tránh không đứng về bên nào và nhấn mạnh đến giải pháp hòa bình. Thái độ khá kiềm chế của Hoa Kỳ sau khi Việt Nam cho tập bắn đạn thật có thể đến từ chỗ Bắc Kinh ý thức được rằng Washington đang theo dõi Trung Quốc rất kỹ.
    Vì cuộc đấu khẩu ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bùng lên cao, khả năng căng thẳng lên cao nữa là khó xảy ra. Nhưng nhìn vào nguồn lợi thiên nhiên và tự nhiên to lớn trong vùng, việc đảm bảo có một giải pháp hòa bình tại biển Nam Trung Hoa đang trở thành nhiệm vụ ngày một khó khăn cho Washington.
    Giáo sư BấmMinxin Pei (Bùi Mẫn Hân) giảng dạy tại Claremont McKenna College, Hoa Kỳ. Bài do BBC Tiếng Trung và Tiếng Việt đặt với tác giả và được đăng trên nhiều trang web khác của BBC. Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục đăng các bài của giới Bấmchuyên gia quốc tế về chủ đề Biển Đông.
    ·         Gửi cho bạn bè
    ·         In trang này

    Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

    SUY NGẪM TỪ KHU DU LỊCH ĐẠI NAM

             SUY NGẪM TỪ KHU DU LỊCH ĐẠI NAM 10:03 sáng | Tháng Sáu 13, 2011
    (Petrotimes) - Với một số người thì đồng tiền không thể khỏa lấp được cái vốn văn hóa yếu kém của bản thân và thế là họ trở thành trọc phú. Và thật buồn cho xã hội chúng ta là những trọc phú này lại mang vốn văn hóa thấp kém của họ ra phô diễn ở những công trình văn hóa công cộng.
    Tôi biết Khu Du lịch Đại Nam từ khi vẫn còn đang là công trường cách đây 5 năm, lúc đó công trình này còn được mang cái tên vô cùng đại ngôn: “Đại Nam Quốc Tự”.
    Tôi cũng đã được vào nơi thờ cúng ở gian điện chính và thực sự không còn có thể hiểu nổi đây là cái chốn gì.
    Ông chủ Khu du lịch (có biệt danh là Dũng “lò vôi”, một người có thời kỳ được coi là người tài về làm kinh tế), đã cho đặt ở điện thờ một bên là dòng họ Huỳnh nhà ông ta, một bên là các bậc Thần, Phật, Thánh và cả những người như Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh…, còn một bên nữa thì ông ta cho thờ bách gia trăm họ…
    Nhưng gần đây khi tôi tới thì cái tên Đại Nam Quốc Tự đã được đổi đi, việc thờ cúng cũng đã được thay đổi tí chút.
    Kinh hoàng nhất tại khu này là những loại thơ phú, câu đối cực kỳ nhảm nhí, thiếu văn hóa, mà nói một cách sòng phẳng thì đây là một công trình văn hóa lố bịch, kệch cỡm nhất Việt Nam. Phải công nhận đây là một khu công viên văn hóa được đầu tư khối lượng tiền khổng lồ, quy mô hoành tráng và cũng tạo ra một nơi thu hút được khách đến tham quan giải trí. Nhưng đã là một công trình văn hóa thì mọi thứ ở trong đấy đều phải được thể hiện là có văn hóa. Có như vậy ý nghĩa giáo dục, khai sáng, giải trí mới được phát huy. Việc đưa những câu thơ phú “ba lăng nhăng” chứng tỏ ông chủ của công trình này có một “phông” văn hóa rất hạn chế. Nếu như việc treo, in những câu đối, thơ phú đó trong nhà ông ta thì muốn làm gì thì làm, nhưng đây lại là công trình văn hóa phục vụ cho mục đích công cộng thì những tiêu chí tối thiểu về văn hóa cũng phải được đáp ứng. Việc lựa chọn chữ nghĩa treo ở những công trình này phải rất cẩn thận và phù hợp với mục đích của từng công trình. Còn không thể có một cái thứ công trình mà người ta cậy có tiền rồi muốn tô vẽ lên đó như thế nào thì tô vẽ, thậm chí muốn nhào nặn cả lịch sử theo ý của họ.
    Thiết nghĩ, các cơ quan có trách nhiệm quản lý văn hóa ở địa phương cần phải có sự kiểm tra, giám sát và đặt ra những tiêu chí văn hóa của một công trình công cộng, chứ không thể để cậy có tiền thích làm gì thì làm.
    Thời gian gần đây, do nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ và có một tầng lớp người rất giàu, cực giàu. Trong những người này, không ít người từng khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và họ làm giàu bằng trí thông minh bẩm sinh, bằng sự gan dạ (có chí làm quan, có gan làm giàu), và bằng cả sự may mắn nữa. Nhưng đồng tiền không thể khỏa lấp được cái vốn văn hóa yếu kém của bản thân và thế là họ trở thành trọc phú. Và thật buồn cho xã hội chúng ta là những trọc phú này lại mang vốn văn hóa thấp kém của họ ra phô diễn ở những công trình văn hóa công cộng. Rõ ràng để những công trình văn hóa mà phản văn hóa như ở Đại Nam là lỗi và trách nhiệm của cơ quan quản lý văn hóa tỉnh.
    Bảo Sơn
    KTS Nguyễn Hữu Thái: Hiện nay ở nước ta đang có hiện tượng “du lịch hóa” di sản, nhưng tại Khu Du lịch Đại Nam họ đã làm điều ngược lại: Người ta đang “tâm linh hóa” một khu du lịch! Ở nước ngoài, một khu du lịch tương tự được xếp vào chủng loại “công viên chủ đề” (theme park), kiểu như Walt Disney World (Mỹ) không có ai dám đặt một công trình tôn giáo vào đó. Cho nên việc đặt một ngôi đền vào nơi đây là điều đáng phê phán!

    GS-TS Ngô Văn Lệ: Đọc những bài thơ văn ở Đại Nam không biết tác giả đang viết nội dung gì. Nói chung là rất lung tung, nhiều học thuyết, định nghĩa cũng không chính xác nhưng không hiểu sao vẫn được xuất bản. Cả cách bài trí thờ tự cũng lung tung không theo một chuẩn mực hay tôn giáo hay một logic nào cả.


    Chị Nguyễn Minh Huệ, Viện Văn học Việt Nam: Việc ông Huỳnh Uy Dũng xây dựng một khu du lịch để người dân có thêm nơi vui chơi, giải trí là điều rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, nếu ông ta làm các bài thơ văn như bài báo đã trích dẫn mà đem trưng bày thì rất nguy hiểm vì những kiến thức sai lệch có thể lưu lại rất nhanh trong tâm trí người đọc qua thơ văn.

    Chị Phạm Thị Xuân, Ninh Thuận: Chưa đi Đại Nam nhưng tôi cũng đã được nghe nhiều người nói về khu du lịch này nên có dịp tôi cũng muốn đến một lần cho biết, nghe đâu là lớn nhất Việt Nam thì phải. Nhưng đọc bài báo mới thấy khu du lịch này lung tung quá. Thật thất vọng, không ngờ một khu du lịch được quảng bá rầm rộ với rất nhiều công trình to lớn đạt kỷ lục Việt Nam và Đông Nam Á, tưởng đâu là niềm tự hào của Việt Nam hóa ra lại là một mớ hỗn độn.
    Thiên Thanh – Mai Phương

    Mỹ sẽ { chết dươi tay trung quốc}

    Hotline: 0989708333
    Top of Form
    Bottom of Form
    9:03 sáng | Tháng Sáu 16, 2011
    (Petrotimes) - Giữa lúc những hành động được xem là bất thường của Trung Quốc (TQ) ở biển Đông gần đây làm cho nhiều người cảm thấy hoài nghi về tuyên bố "hòa bình quật khởi" của Bắc Kinh.
    Ngày 7-6 vừa qua, hai học giả ở Mỹ đã tổ chức cuộc hội thảo mang tên “Death by China – Confronting the Dragon – A Global Call to Action” (tạm dịch “Chết dưới tay TQ – Đối phó với con rồng, lời kêu gọi hành động toàn cầu”) và ra mắt cuốn sách cùng tên nói về điều mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới hiện nay.
    Trong buổi hội thảo, Tiến sĩ Peter Navarro của Đại học California ở Irvine và chuyên gia về TQ Greg Autry đã thay phiên nhau vẽ nên một bức tranh cận cảnh và rõ ràng về hiểm họa mà chính sách của TQ đang mang đến cho thế giới. Trong phần trình bày cặn kẽ, Tiến sĩ Peter Navarro khiến cử tọa bị thuyết phục rằng nếu tình trạng hiện tại cứ tiếp diễn, thì nhân loại, hay trong một phạm vi hẹp hơn, người dân và đất nước Mỹ, sẽ “chết dưới tay TQ”. Tại sao? Câu trả lời đầy đủ nhất dĩ nhiên nằm trong tác phẩm “Death by China” (deathbychina.com) hơn 250 trang, kết quả của hơn 2 năm nghiên cứu, phỏng vấn và những chuyến viếng thăm nhiều miền khác nhau trên đất nước TQ của cả hai tác giả và phụ tá của họ.
    Với 16 chương, “Death by China” được chia làm hai phần chính, gồm lập luận cũng như dẫn chứng về hiểm họa TQ và lời kêu gọi một số hành động mà cả chính quyền, giới đầu tư lẫn người tiêu thụ Mỹ cần phải làm ngay, để có thể tránh được hiểm họa này. Hai tác giả Navarro và Autry lập luận rằng, Mỹ sẽ bị chết dưới tay TQ vì nhiều lý do. Thứ nhất, người tiêu thụ sẽ bị hàng hóa độc hại của TQ giết dần giết mòn; thứ hai, chính sách cạnh tranh bất chính của TQ tạo nên một loạt những “vũ khí” được sử dụng một cách có hệ thống để tiêu diệt nền kinh tế của các quốc gia khác, nhất là nền kinh tế Mỹ; thứ ba, biện pháp cho gián điệp xâm nhập vào nước Mỹ, ăn cắp bí mật quốc phòng cộng với việc ngày càng tăng ngân quỹ quốc phòng, sẽ khiến TQ chỉ trong vài năm nữa có thể đuổi kịp, rồi vượt qua Mỹ về sức mạnh quân sự; thứ tư, chính sách tìm đủ mọi cách để chế tạo ra hàng hóa với giá thành rẻ nhất, TQ sẽ hủy hoại môi sinh tàn tệ và nhanh chóng đến mức khó có thể nào cứu gỡ được.
    Dẫn chứng sự độc hại và nguy hiểm của hàng hóa TQ, “Death by China” đưa ra hàng loạt những thí dụ như melamine trong sữa, melamine trong thức ăn cho chó mèo, quần áo cho trẻ em dễ bốc cháy, thuốc aspirin chứa độc tố, thuốc lipitor và viagra giả, chất arsenic trong nước ngọt, chất chì trong trà, than giả, nôi em bé chỉ dùng vài lần là gãy thành khiến nhiều em bé bị ngã gãy cổ, trẹo sườn, điện thoại di động bị phát nổ, đồ nhựa chứa độc tố, ghế sofar bị xịt đầy chất “dimethyl fumarate” gây bệnh ngứa ngoài da kinh niên, những món ăn chứa đầy chì, vòng đeo cổ và đồ chơi gây khó thở…
    Những dẫn chứng về sự cạnh tranh bất chính cũng nhiều không kém. Trước tiên, TQ đập tan những quy ước về cả tự do mậu dịch lẫn thương mại bằng chính sách “vừa con buôn thủ lợi, vừa bảo vệ nền công nghệ nội địa” bằng cách đổ tiền của nhà nước vào từng nền công nghệ mà họ muốn cạnh tranh với Mỹ và cướp đi công việc của người dân Mỹ. Còn những vũ khí được sử dụng có hệ thống để giết hại nền kinh tế của Mỹ thì sao? Theo “Death by China”, các vũ khí này gồm việc hỗ trợ cho các hàng xuất khẩu vi phạm luật của WTO, sản xuất hàng giả, đánh cắp kỹ thuật, hoàn toàn không quan tâm đến những cách sản xuất có hại cho môi sinh và ngược đãi công nhân, biến họ thành lao nô.
    "Death by China" vừa phát hành hôm 7-6
    Điểm then chốt của chính sách con buôn trục lợi bất chấp các quy ước của WTO mà TQ đã ký kết là việc thao túng hối suất, khiến hàng nhập vào TQ có giá thành rất cao, tạo cho Mỹ một nguy cơ như quả bom nổ chậm: thâm thủng mậu dịch hàng năm lên đến gần 1 tỉ USD.
    Cùng lúc đó, bất cứ công ty nào muốn bước vào thị trường, được Chính phủ TQ bảo hộ kỹ càng để bán hàng cho dân địa phương phải chịu số phận chung là dần dà sẽ bị đánh cắp hết kỹ thuật và phát minh. Trường hợp của Google China là một ví dụ điển hình. Lý do là luật của TQ đòi hỏi các công ty muốn vào nước họ phải chuyển bộ phận nghiên cứu và phát triển đến đó.
    Ngoài ra, một vài thống kê trong “Death by China” cũng làm độc giả giật mình. Kể từ khi TQ gia nhập WTO năm 2001, chủ trương “con buôn trục lợi và bảo vệ công nghệ nội địa” của họ đã khiến nhiều ngành công nghiệp của Mỹ, như may mặc, bàn ghế, hóa chất, giấy, sắt, bánh xe, bị thu nhỏ lại còn một nửa. Riêng công nghiệp dệt bị triệt tiêu hơn 70%. Theo Navarro và Autry, trong vòng 10 năm qua, TQ lấy đi của Mỹ mỗi năm 1 triệu công ăn việc làm.
    Vũ khí cuối cùng trong chính sách thâm độc của TQ là việc mà hai tác giả của “Death by China” gọi là “xâm lăng” hay “chiếm lãnh thuộc địa” khắp nơi bằng cách lạm dụng tự do mậu dịch để giành lấy tài nguyên của các quốc gia đang phát triển. Một kịch bản quen thuộc được Navarro và Autry vẽ nên: một ông TQ bụng phệ, mang ngân phiếu đến một quốc gia nghèo khó nào đó, và hứa sẽ cho quốc gia đó mượn một số tiền khổng lồ với tiền lời rẻ mạt để “giúp” xây cất đường sá hay canh tân quân đội. Đổi lại, quốc gia này chỉ cần làm hai điều rất nhỏ cho Bắc Kinh: trao hết quyền khai thác tài nguyên, đồng thời cho phép TQ được quyền bán những sản phẩm được chế tạo bởi chính những tài nguyên vừa khai thác được từ nước này cho người tiêu thụ quanh vùng. Những hợp đồng loại này biến quốc gia vừa ký kết cho TQ khai thác tài nguyên trở thành thuộc địa của họ. Cả thị trường cũng của TQ nốt.
    Navarro và Autry dành hẳn 4 chương trong cuốn “Death by China” để nói về sự nguy hiểm của sự phát triển sức mạnh quân sự TQ, mà theo hai ông, cũng bằng phương pháp bất chính. Theo “Death by China” thì “Ngũ Đài Giác” của TQ hiện đang lặng lẽ tiến hành công việc chế tạo những vũ khí tối tân mà họ đã đánh cắp kỹ thuật từ Mỹ, qua đoàn quân gián điệp hùng hậu của họ. Những vũ khí có cả tên lửa nhắm vào việc bắn hạ vệ tinh, tiêu diệt hàng không mẫu hạm của Mỹ, hay bắn sâu vào nội địa Mỹ.
    Nói đến sự hiếu chiến của TQ, Navarro và Autry tả lại cuộc biểu diễn không lực tại Zhuhai, trong đó nước này đã trưng bày mô phỏng một chiếc máy bay không người lái nhắm vào một hàng không mẫu hạm của Mỹ và nói rằng với loại máy bay này, hàng không mẫu hạm của Mỹ, trung bình mang theo khoảng 5.000 lính hải quân có thể bị tên lửa của TQ nhắm bắn dễ dàng. Hơn thế nữa, TQ đã cho chiếc máy bay tàng hình J-20 của họ bay thử lần đầu tiên tại Chengdu ngay trong chuyến viếng thăm TQ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vào tháng 1-2011. Navarro và Autry cho biết, sở dĩ TQ đã làm như thế là vì muốn chọc vào mắt của ông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, là vì chính ông Gates đã từng công khai tuyên bố là phải đến năm 2020 TQ mới chế nổi một chiếc máy bay như vậy. Thật ra giữa J-20 và F-22, máy bay nào chiến hơn là vấn đề còn đang được tranh cãi. Câu hỏi quan trọng hơn được đặt ra là nhờ đâu TQ đã có những bước tiến nhanh như vậy trong việc chế tạo máy bay tàng hình? “Death by China” trích lời Đô đốc Davor Domazet-Loso, Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Croatia, nói rằng, TQ đã đánh cắp kỹ thuật máy bay tàng hình của Mỹ bằng cách mua lại mảnh của một máy loại này của Mỹ bị bắn rơi ở Serbia năm 1999.
    Sự cạnh tranh của Hải quân TQ với Hải quân Mỹ cũng ráo riết không kém và theo “Death by China” thì nhiều nỗ lực được nhắm vào việc chế tạo những đầu tên lửa nhằm tiêu diệt hàng không mẫu hạm của Mỹ. Về mặt gián điệp, “Death by China” cảnh báo rằng với khoảng 750.000 người TQ vào Mỹ mỗi năm, mục đích tối thượng của ngành tình báo TQ là nhắm vào Chính phủ Mỹ và kỹ thuật quốc phòng để đánh cắp dữ liệu đưa về TQ. Phải làm gì để không “bị chết bởi TQ”? Theo Navarro và Autry, điều đầu tiên là mọi người tiêu thụ phải thay đổi nhận thức để hiểu rằng những món hàng TQ có rẻ thật không, an toàn không, sẽ tốn bao nhiêu tiền để chữa bệnh hay sửa chữa… Navarro và Autry nhấn mạnh rằng Chính phủ Mỹ cần xem xét lại chính sách đối ngoại với TQ. Jon Gallinetti, Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ hồi hưu, nói rằng: “Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự phương Tây nên đọc ngay cuốn sách này!”.
    Lê Đức
    Gửi phản hồi Cancel reply
    Top of Form
    Tên *
    Email *
    Trang web
    Phản hồi
    Bottom of Form
    Các tin mới:
    © 2011 Petrotimes.vn, All rights reserved
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Như Phong
    Giấy phép hoạt động số: 60/GP-TTĐT ngày 31/03/2011.
    Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam 173 Trung Kính, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
    Thư điện tử: baodientu@petrotimes.vn.
    Liên hệ quảng cáo: Mrs Đào Hương - 0984.321.383
    Điện thoại: (04) 37823573 | Fax: (04) 37823572
    Báo giá quảng cáo